Môi thâm là thiếu chất gì?
Môi thâm là thiếu chất gì?, 557, Vinh Quý, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 26/05/2018 15:09:29Môi thâm thiếu chất gì?
Môi thâm thiếu chất gì? Vấn đề này đã được không ít người đặt ra. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, môi thâm có thể là do trong cơ thể thiếu những chất sau:
- Môi khô và thâm do thiếu nước:
70% cơ thể bạn là nước. Có thể thấy tầm quan trọng không thể thay thế của nước đối với con người. Nếu như cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề, một trong số đó chính là tình trạng sạm da, khô da. Một đôi môi đẹp là khi nó được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết. Vào mùa đông khi trời khô hanh, nhiều gió, môi sẽ rất dễ bị khô, nứt nẻ do thiếu nước. Hoặc những người thường xuyên thở bằng miệng cũng sẽ khiến cho môi nhanh mất nước. Lúc này môi trở nên khô, nứt nẻ, thậm chí bong tróc, chảy máu. Và hậu quả mà bạn phải đối mặt không chỉ là môi khô mà lâu dần môi còn bị xỉn màu, thâm đen.
Ngoài những nguyên nhân khiến môi khô ở trên, môi bị mất nước còn bởi hai nguyên nhân chủ yếu, đó là uống không đủ nước và thói quen liếm môi. Khi cơ thể thiếu nước hoặc bạn liếm môi thường xuyên khiến cho môi mất đi lớp dầu bảo vệ, làm cho môi bị khô thì lâu dần, đôi môi sẽ trở nên sạm màu, không còn tươi tắn, hồng hào, căng mọng như trước. Vì vậy hãy chú ý cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết tùy theo thể trọng cho cơ thể mỗi ngày, đồng thời bạn cũng phải chú ý từ bỏ thói quen liếm môi của mình nhé.
"Chuyên gia khuyên bạn nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để chống thâm môi. Lượng nước này không chỉ tính riêng nước lọc mà còn có thể bao gồm nước ép trái cây, nước ép rau củ, nước canh, nước lọc,… mà bạn uống". Bạn Ngọc Mai chia sẻ.
- Môi thâm do thiết chất sắt:
Theo nghiên cứu, thiếu máu cũng là một nguyên nhân quan trọng làm thâm môi. Mà tình trạng thiếu máu thường do sự thiếu hụt lượng sắt trong cơ thể. Chính vì vậy nếu cần một lời giải cho vấn đề môi thâm thiếu chất gì thì ta không thể bỏ qua được việc thiếu chất sắt.
Thiếu máu dù nguyên nhân là gì thì cũng sẽ gây ra nguy cơ thâm môi. Bởi vì thiếu máu dẫn đến tình trạng thiếu hụt hemoglobin, mà hemoglobin chịu trách nhiệm chính cho màu đỏ của máu. Vì thế khi thiếu hụt hemoglobin sẽ gây ra biến đổi màu môi. Sự biến đổi này không chỉ là thâm môi, đôi khi nó còn khiến cho môi có thể chuyển màu xanh nhợt nhạt, hay tái đi khi thời tiết lạnh.
- Môi thâm do thiếu vitamin C:
Ngoài nước và chất sắt thì môi thâm còn có thể là do việc thiếu hụt vitamin C trong cơ thể. Vitamin C có khả năng đối phó tình trạng nhiễm sắc tố môi. Vì vậy thiếu vitamin C sẽ khiến cho môi bị khô và sạm màu. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho da và cho cơ thể, thiếu vitamin C gây ra bệnh còi, nướu bị sưng, xước mang rô ở ngón tay, môi khô, xuất hiện vết bầm tím xung quanh các nang tóc và các khớp bị sưng, đau đớn. Để tránh môi thâm và các triệu chứng khác kể trên, bạn nên bổ sung thêm vitamin C thông qua chế độ ăn uống nhiều rau củ và trái cây mỗi ngày
"Lựu cung cấp vitamin C dồi dào cùng các vitamin và khoáng chất khác. Bạn nên uống nước ép lựu thường xuyên để cho môi sáng hồng và làn da mịn màng như ý hoặc bạn có thể tranh thủ bôi và massage nước ép lựu lên môi sẽ có tác dụng trị môi thâm trực tiếp và tốt hơn". Chia sẻ từ bạn Ngọc Diệp.
- Môi thâm do thiếu vitamin B:
Vitamin B cũng là một câu trả lời lý tưởng cho vấn đề môi thâm thiếu chất gì mà mọi người đặt ra. Vitamin B, cụ thể là vitamin B2 nếu bị thiếu hụt có thể sẽ khiến cho môi bị khô và thâm xỉn. Thiếu vitamin B2 hay còn được gọi là riboflavin cũng có thể là nguyên nhân khiến môi bạn bị khô.
Vitamin B2 rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa của chất béo và duy trì mức độ bình thường của axit amin homocysteine trong máu. Một trong những triệu chứng của thiếu hụt riboflavin là bị nứt môi. Để bổ sung vitamin B2, bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu riboflavin như trứng, thịt nạc, thịt nội tạng như thận hoặc gan trong chế độ ăn uống của bạn.
Cùng điểm qua một nguyên nhân khiên môi thâm xỉn
Ngoài những nguyên nhân bị thiếu hụt chất dẫn đến môi thâm đã đề cập trên thì môi thâm còn do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Môi thâm do ánh nắng mặt trời.
- Môi thâm do hút thuốc lá
- Môi thâm do uống trà và cà phê thường xuyên
- Môi thâm do dùng son chứa chì
>> Nên xem thêm: Chăm Sóc Da Ở Spa Giá Bao Nhiêu?
Bí quyết cải thiện đôi môi thâm
- Bảo vệ đôi môi khỏi ánh nắng mặt trời: Bạn nên sử dụng kem chống nắng bất cứ khi nào ra ngoài khi trời nắng, vì ánh nắng mặt trời có thể làm tăng lượng sắc tố trong môi của bạn.
- Tránh các sản phẩm có thể khiến đôi môi thâm, sạm: Thuốc lá, cà phê, và chè không chỉ làm xấu hàm răng của bạn mà nó còn là thủ phạm gây thâm môi. Hãy bỏ hết những sản phẩm này nếu bạn không muốn môi của mình ngày càng sậm màu hơn.
- Dưỡng ẩm: Nên chọn những loại kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng môi với các thành phần tinh dầu tự nhiên như lô hội, mật ong, dầu hạnh nhân, sáp ong, vaselin, bơ đậu mỡ, tinh dầu ôliu, vitamin C, vitamin A.
-Từ bỏ thói quen liếm môi: Liếm môi chính là thủ phạm khiến đôi môi của bạn nứt nẻ nhiều hơn. Liếm môi làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ môi, làm môi khô, nứt nẻ và từ đó khiến môi bị sạm dần đi. Mặc dù khá khó chịu nhưng hãy cố gắng từ bỏ thói quen này.
-Điều chỉnh chế độ ăn uống: Đôi môi thâm là một dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống của bạn ít vitamin B. Việc cung cấp đủ vitamin B sẽ tránh cho đôi môi bạn bị khô nẻ và cho bạn một đôi môi hồng hào. – Nước uống rất quan trọng: Uống nước sẽ tốt hơn cho cơ thể của bạn, làm cho làn da và môi của bạn đẹp hơn – hãy uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày là lý tưởng.
-Thận trọng khi lựa chọn son môi: Bạn nên thận trọng khi lựa chọn một thương hiệu nào đó phù hợp với mình. Khi bạn nhận thấy màu môi tự nhiên của mình có sự thay đổi, hãy lập tức dừng ngay việc thoa những loại son môi này. Bạn có thể thử thoa kem che khuyết điểm lên môi của bạn trước khi thoa son.
Để có một đôi môi khỏe mạnh, hồng hào và căng mọng bạn cần ăn uống đầy đủ chất. Tránh các chất gây hại cho đôi môi vì môi là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể. Nếu môi bạn bất chợt biến đổi màu sắc, hình dạng, trạng thái vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể. Cần đi khám ngay để chữa trị kịp thời nếu có bệnh.
>>Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng đào tạo nghề Spa chuyên nghiệp
Môi thâm là thiếu chất gì? Khỏe đẹp
Các bài viết liên quan đến Môi thâm là thiếu chất gì?, Khỏe đẹp
- 23/05/2018 Rủi ro tiềm tàng của phun xăm môi thẩm mỹ bạn cần biết 2555
- 28/02/2018 Giảm cân an toàn - Phương pháp giảm cân khoa học và bền vững 2514
- 29/01/2018 Tại sao y học thế giới ca ngợi lá xoài còn tốt hơn hồng sâm? 2012
- 18/01/2018 Lợi ích của đu đủ đối với sức khỏe 1702