Cẩm Nang Sức Khỏe

Xóa bỏ oán hận và tuyệt vọng cực đơn giản bằng cách hít thở của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Nhiều người trong chúng ta rất khổ sở vì không biết cách điều phối và ngăn cản những loại cảm xúc mạnh khiến bản thân thực hiện những hành vi, cử chỉ không đúng khiến bản thân cảm thấy hối hận khi đã tỉnh táo.

Vì vậy, khi thấy một cảm giác bất an xuất hiện, ta tự nhủ: “Thở vào, tôi có mặt cho cảm thọ của tôi. Thở ra, tôi an tịnh cảm thọ của tôi.” Làm như vậy ta sẽ thấy tâm mình lắng dịu. Điều này rất quan trọng bởi vì hơi thở chánh niệm có thể làm lắng dịu những cảm thọ bất an dù đó là tuyệt vọng, sợ hãi, hay giận hờn không những thế nó còn giúp sức khỏe của bạn được cải thiện, tránh xa những bệnh liên quan đến cảm xúc con người.

Cộng đồng thành viên mạng xã hội trang SucKhoeNhanh.Com chia sẻ ý kiến cá nhân:

Thành Vinh cho biết: “Tôi thường xuyên không khống chế được cảm xúc của cá nhân, nhiều lần trong cơn tức giận tôi quát mắng đồng nghiệp của mình, về nhà tôi la rầy vợ con. Mỗi lần như vậy tôi cũng cảm thấy mình làm không đúng, chính bản thân của tôi cũng cảm thấy không vui vẻ chút nào nhưng đó như một thói quen không thể kiềm chế được của mình vậy. Một lần trong chuyến nghỉ dưỡng tôi được một người bạn hướng dẫn cách hít thở theo thiền sư Thích Nhất Hạnh. Sau đó mỗi lần tức giận tôi dặn mình hít thở thật sâu dưới cơ bụng, tâm thật bình tĩnh để kiềm chế cảm xúc của mình và suy nghĩ những điều tích cực hơn. Điều này khiến cuộc sống của tôi vui vẻ và hạnh phúc hơn rất nhiều, nhân viên của tôi làm việc tích cực hơn, vợ con luôn vui vẻ mỗi khi tôi về nhà.”

Phương Lan cho biết: “Tôi hay tham gia những lớp học hít thở và thiền của các thiền sư chỉ dạy, tôi theo học phương pháp hít thở của thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng khá lâu. Mỗi ngày tôi đều dành thời gian để tập hít thở, thường tôi chọn ngồi trên ghế đặt hai chân xếp hình bán gà và thoải mái dõi theo hơi thở của mình, chỉ chú tâm vào bụng dưới khi thở, điều này khiến tôi tinh tâm, không suy nghĩ, mọi cảm xúc tức giận, mệt mỏi dường như đều tan biến cả.”

Qua bài viết “Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ dạy cách thở cực kỳ đơn giản có thể đẩy lùi oán giận và tuyệt vọng” trên trang Cafebiz

Khi thấy cảm xúc mạnh trỗi dậy, ta phải trở về tự thân, thực tập hơi thở chánh niệm, chế tác năng lượng chánh niệm để tự bảo hộ, có mặt đó cho cảm xúc. Đừng để cho cảm xúc chế ngự. Đừng là nạn nhân của cảm xúc.

Đừng để cho cảm xúc chế ngự. Đừng là nạn nhân của cảm xúc.

Cũng như khi sắp bão, ta phải lo chống đỡ ngôi nhà để tránh bị tàn phá. Cảm xúc mạnh phát xuất từ bên trong, từ sâu thẳm của tâm thức. Năng lượng chánh niệm cũng phát xuất từ sâu thẳm của tâm thức. Sự thực tập là ngồi vững trên ghế, hai bàn chân đặt sát xuống sàn nhà, hoặc ngồi trên tọa cụ, hai chân xếp bán già hay kiết già, cũng có thể nằm trên giường trong tư thế thoải mái và theo dõi hơi thở, chú tâm vào bụng dưới.

Tại sao chú tâm vào bụng dưới? Trong cơn bão, nếu nhìn lên ngọn cây đang oằn mình trong gió, ta thấy rất mong manh, cảm tưởng rằng cây rất dễ gãy đổ. Nhưng nếu nhìn xuống dưới gốc cây thì cảm thấy rất an toàn, thân cây vững chắc, rễ đâm sâu vào lòng đất, có thể chịu được cơn bão.

Ta cũng như một cái cây, và cảm xúc là cơn bão sắp tới. Nếu không chuẩn bị ta sẽ bị cuốn đi. Chuẩn bị ở đây có nghĩa là bắt đầu hơi thở chánh niệm và đưa sự chú tâm xuống bụng, phía dưới rốn. Như thế gọi là “hơi thở bụng”. Đưa sự chú tâm xuống bụng dưới, để ý tới hơi thở và sự phồng xẹp của bụng. Thành bụng cũng ví như gốc cây. Không nên chú tâm lên đầu bởi vì đó là nơi cơn bão đang hoành hành, rất nguy hiểm. Hãy xuống trú ẩn ở gốc cây, phía dưới rốn, bạn sẽ được an toàn.

Ta phải ý thức rằng một cảm xúc chỉ là cảm xúc, và chỉ là một phần nhỏ của con người ta. Ta lớn hơn thế rất nhiều. Cảm xúc đến, ở lại trong chốc lát, rồi đi như cơn gió. Biết như thế ta không sợ hãi cảm xúc. Nhiều bạn trẻ rất đau khổ vì không biết cách làm chủ những cảm xúc mạnh. Các bạn ấy tin rằng cách duy nhất có thể chấm dứt đau khổ là tự tử. Nhiều người trẻ đã thiệt mạng oan uổng vì không biết cách điều phục cảm xúc. Mà thực ra việc đó đâu có khó, chỉ cần ý thức rằng cảm xúc chỉ là cảm xúc, đến rồi đi. Sao ta lại phải chết vì một cảm xúc? Ta lớn hơn cảm xúc rất nhiều.

Khi chú tâm vào phía bụng trong mười lăm hay hai mươi phút và an trú trong thực tập ấy, cảm xúc sẽ nhẹ dần, ta sẽ cảm thấy bình an và hạnh phúc vì ta đã biết cách làm chủ cảm xúc. Ta biết rằng sau này, nếu cảm xúc mạnh có tới ta đã biết cách đối phó.

Khi thực tập và tin tưởng nơi pháp môn thực tập, ta có thể giúp người thân đang bị cảm xúc làm khổ. “Đến đây, ngồi với tôi, nắm lấy tay tôi. Chúng ta cùng thực tập hơi thở chánh niệm và chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng.” Khi cầm tay người kia, ta có thể truyền cho người ấy sức mạnh và niềm tin, cả hai sẽ cùng thở. Mười lăm, hai mươi phút sau người kia sẽ cảm thấy bình an. Lần sau người ấy có thể tự thực tập một mình. Ta có thể cứu một mạng người bằng cách hướng dẫn người ấy thực tập như thế.

Hãy xuống trú ẩn ở gốc cây, phía dưới rốn, bạn sẽ được an toàn.

Khi đó chắc chắn bạn sẽ quên tất cả. Phải thực tập ngay bây giờ, thực tập mười lăm phút mỗi ngày. Thực tập hơi thở chánh niệm trong tư thế ngồi hay nằm, chú tâm vào phần bụng. Hơi thở bụng có thể rất sâu, rất chậm và rất mạnh. Tiếp tục thực tập như thế trong ba tuần lễ, bạn sẽ vững vàng hơn nhiều. Rồi khi cảm xúc mạnh trỗi dậy, bạn sẽ nhớ thực tập và sẽ dễ dàng thành công. Dần dần, cảm xúc sẽ yếu đi. Bạn không cần phải tranh đấu, cứ để cho năng lượng của chánh niệm ôm ấp cảm xúc, rồi cảm xúc sẽ yếu bớt và trở xuống vùng tàng thức.

Cuộc sống với vô vàng khó khăn vất vả, có những lúc bạn cảm thấy chán nản, căng thẳng ập đến, mọi mỏi quây quanh nhưng đừng vì thế mà khiến cảm xúc của mình không kiểm soát được. Bạn đều biết rằng nếu bản thân bạn tức giận, la mắng người khác sẽ không chỉ khiến họ tổn thương mà bản thân các bạn cũng chẳng vui vẻ gì. Hãy học cách hít thở của thiền sư Thích Nhất Hạnh ngay bây giờ để tập cách dưỡng tâm, vượt qua những cảm xúc không đáng có, điều này sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên vui vẻ và tốt đẹp hơn.

Bạn có đã và đang không kiềm chế được cảm xúc của mình? Điều đó khiến cuộc sống của bạn ảnh hưởng như thế nào? Hãy chia sẻ cho chúng tôi những phương pháp giúp bạn vượt qua cảm xúc để mọi người cùng học hỏi bằng cách xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn nhé!