Bệnh nhân sùi mào gà cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Bệnh nhân sùi mào gà cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như thế nào?, 330, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 01/11/2016 13:33:23Việc điều trị chỉ sùi mào gà chỉ có tác dụng giảm thiểu những triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh, hạn chế bệnh tái phát, nếu tái phát sẽ gây ra những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của bệnh nhân. Thậm chí bạn có khả năng bị ung thư nếu nhiễm HPV typ 16, 18 vì vậy người bệnh ngoài việc phải hợp tác với bác sĩ thì trong đời sống hàng ngày cần biết phòng tránh để ngăn ngừa việc tái phát bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh sùi mào gà.
Cộng đồng mạng xã hội trang SucKhoeNhanh.Com chia sẻ ý kiến của mình về dinh dưỡng bệnh sùi mào gà:
Thanh Hương chia sẻ: "Lúc mình phát hiện bị sùi mào gà thì hoang mang lắm, cũng trách chồng rất nhiều nhưng được mọi người trong gia đình lo lắng, động viên mình cũng dần bình tĩnh. Mình chọn phương pháp điều trị là đốt và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị vì lo lắng và đau nên tình trạng thể lực của mình giảm xuống, người thường xuyên mệt mỏi khó chịu. Mình có nói với bác sĩ và ông khuyên mình nên bình tĩnh, chăm sóc bản thân và nhất là có chế độ dinh dưỡng hợp lý mới có thể vượt qua bệnh được. Mình sử dụng mật ong để uống nhằm chống lại tác hại của bệnh có thể dẫn đến ung thư, những lúc mệt mỏi không thể dùng cơm thì mình thay vào đó là sứa để đảm bảo dinh dưỡng và duy trì trạng thái ổn định của cơ thể. Mình còn hay dùng tỏi, hành tây, bí đỏ,...trong bữa ăn hằng ngày. Dạo này các mọng mủ và gai đang giảm xuống rõ."
Phượng Hằng cho biết: "Bệnh nào cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cả, phải biết được rằng mình nên ăn những thực phẩm nào, tránh ăn những thực phẩm nào mới có khả năng lành bệnh nhanh được. Nhất là những bệnh phụ khoa càng phải chú ý hơn nữa. Mình cho rằng muốn nhanh khỏi người bệnh nên hỏi bác sĩ nên ăn gì và tránh gì. Như mình biết thì bệnh sùi mào gà tránh ăn cay, chua,... nên ăn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và chất đề kháng như sữa, mật ong, nấm, tỏi, hành,..."
Thông qua bài viết “Ăn gì tốt cho người bị sùi mào gà?” trên trang Tribenhphukhoa:
Một trong những nguy cơ khiến cho bệnh sùi mào gà tái phát là do cơ thể suy giảm hệ miễn dịch. Nếu bạn đang mắc sùi mào gà, bạn đã được điều trị nhưng sức khỏe của bạn không ổn định, hệ miễn dịch kém thì sùi mào gà có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Vì thế, lời khuyên cho bạn là nên có cuộc sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vậy, người bị sùi mào gà thì nên ăn gì?
Bạn có thể tham khảo và bổ sung vào khẩu phẩn ăn của mình một số những loại thực phẩm sau:
- Mật ong hoặc sữa ong chúa:
Bệnh sùi mào gà thường tái phát vào lúc sức đề kháng của con người bị giảm. Sữa ong chúa có thể nâng cao sức miễn dịch cho cơ thể và có khả năng chống ung thư. Bệnh nhân có thể kiên trì sử dụng mật ong hoặc sữa ong chúa để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm tránh sùi mào gà tái phát.
- Các loại sữa:
Trong sữa có chứa lactic acid, có thể giúp duy trì độ thăng bằng sự liên kết của các tế bào trong dạ dày. Sữa có thể giúp giảm cholesterol trong máu, đồng thời cũng giúp tăng hệ thống miễn dịch. Sữa chua có thể tăng khả năng hoạt tính của tế bào về khả năng tự sát thương, thúc đẩy khả năng tự sát thương của vi rút gây bệnh đối với chủ thể.
- Nấm hương:
Nấm hương có rất nhiều đường giúp tăng sức miễn dịch cho cơ thể. Nấm rơm, mộc nhĩ, bách hợp... đều có tác dụng tăng sức miễn dịch cho cơ thể.
- Tỏi:
Tỏi có tác dụng làm tăng sức miễn dịch cho cơ thể, làm tan biến viêm đường hô hấp. Ngoài ra, tỏi có khả năng làm giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu. Trong tỏi còn có chất có thể chống ung thư.
- Cà chua:
Cà chua có chứa vitamin, đặc biệt là vitamin màu đỏ. Lượng vitamin này có thể chống lại khả năng biến dị của tế bào.
- Rau chân vịt:
Rau chân vịt có khả năng tăng sự hoạt tính của tổ chức tế bào, tăng sức đề kháng và đề phòng sự thiếu máu ở trẻ em. Phần màu đỏ ở thân cây rau có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của xương.
- Sắn:
Sắn có hàm lượng vitamin C, B1, kali giúp điều tiết chức năng của cơ thể, có công dụng rất lớn trong việc tăng thể lực cho cơ thể, hạ hỏa, phòng sự dị ứng ở trẻ em, cải thiện viêm phế quản...
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm như: Hành tây, bí đỏ, măng, ngô, ngó sen... đều là những thực phẩm có rất nhiều lượng vitamin có lợi cho cơ thể.
Người mắc bệnh sùi mào gà cũng được khuyến cáo là không nên ăn những thức ăn cay, thịt dê và hải sản, bởi những loại thức ăn này giàu chất béo có thể đẩy nhanh sự phát triển của virus gây bệnh sùi mào gà. Nếu đang gặp rắc rối với bệnh sùi mào gà, bạn hãy bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích vì những thứ này có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể bạn bị suy giảm, ảnh hưởng tới quá trình điều trị cũng như dễ khiến sùi mào gà tái phát.
Xem thêm thông tin về bệnh sùi mào gà:
> Triệu chứng của bệnh sùi mào gà biểu hiện như thế nào?
> Cảnh báo 8 nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở nam và nữ giới
Bệnh nhân sùi mào gà cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như thế nào? Dinh dưỡng sức khỏe, Bệnh truyền nhiễm, Sùi mào gà
Các bài viết liên quan đến Bệnh nhân sùi mào gà cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như thế nào?, Dinh dưỡng sức khỏe, Bệnh truyền nhiễm, Sùi mào gà
- 11/10/2017 Thay vì hạn chế trứng, đường là thực phẩm bạn nên tránh xa 4051
- 27/09/2016 Nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn đang bị sốt xuất huyết 4815
- 28/09/2016 Bạn có đang tàn phá cơ thể bằng những thói quen xấu 2488
- 24/10/2016 Bảo vệ sức khỏe dân văn phòng với 10 loại thực phẩm quen thuộc 2440