Giúp bạn phát hiện nhanh, xử lý đúng khi bị sốc phản vệ
Giúp bạn phát hiện nhanh, xử lý đúng khi bị sốc phản vệ, 412, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 30/12/2016 15:20:38Đa số những người bệnh gặp phải tình trạng sốc phản vệ do tiếp xúc gây nên phản ứng từ hệ thống miễn dịch của bạn có thể dẫn đến sốc, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sức khỏe và thậm chí tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.
Cộng đồng mạng xã hội chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến của mình khi gặp phải tình trạng sốc phản vệ:
"Gần đây, mình có xem thông tin và biết về vụ một nam tiếp viên hàng không tử vong vì sốc phản vệ với thuốc giảm đau. Cảm thấy căn bệnh này rất lạ nên mình tìm hiểu thì biết bệnh này cực kì nguy hiểm, có thể khiến người mắc bệnh tử vong rất nhanh, bởi vậy phải biết cách phòng tránh và xử lý nhanh nữa." - Hà Thanh chia sẻ.
"Theo tôi thấy thì bệnh này khá là phức tạp và cả bất ngờ nữa, nếu không may bạn hay người nhà của bạn mắc phải bệnh thì nghĩ chỉ có cách là phát hiện bệnh nhanh nhất, tìm cách đưa người bệnh đến bệnh viện hay các trung tâm y tế gần nhất." - Thảo Nguyễn cho biết.
"Sốc phản vệ chủ yếu là do cơ địa của mỗi người không thích ứng với một số thứ, ví dụ như người bị dị ứng với thức ăn, có người thì dị ứng với thuốc và cũng có thể do bị côn trùng đốt mà nhất là côn trùng có độc. Theo mình biết thì bệnh này ở nước ngoài khá nhiều và họ phòng bệnh bằng cách luôn mang trong người Epinephrine tiêm tự động để có thể tự cứu mình nếu gặp phải tình trạng xấu nhất" - Lê Minh Khang chia sẻ.
Trích từ bài viết “30 phút vàng để cấp cứu khi sốc phản vệ” trên trang Hellobacsi:
- Nguyên nhân khiến bạn bị sốc phản vệ?
Nếu bạn đã bị phản ứng dị ứng, bạn sẽ có nguy cơ bị sốc phản vệ. Nhưng không phải tất cả các phản ứng dị ứng sẽ dẫn đến sốc phản vệ. Một vài phản ứng dị ứng có thể đặt bạn vào nguy cơ bao gồm:
- Dị ứng thức ăn với sữa, hải sản, đậu nành, trứng, đậu phộng, và các loại hạt;
- Dị ứng với thuốc như penicilin;
- Côn trùng cắn hoặc chích.
Nguyên nhân gây ra dị ứng ít phổ biến hơn gồm:
- Dị ứng cao su thiên nhiên (latex);
- Hậu quả của cơn sốc phản vệ trước đây;
- Tập thể dục.
- Triệu chứng thường thấy của người bị sốc phản vệ
Sốc phản vệ có thể mang rất nhiều triệu chứng. Rất nhiều trường hợp xảy ra với tất cả các triệu chứng dị ứng mặc dù phản ứng phản vệ ở mỗi người khác nhau. Đó là bởi vì một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng một lúc.
Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:
- Da ngứa hoặc phát ban;
- Chảy nước mũi, hắt hơi;
- Miệng ngứa, họng, khó nuốt, hoặc môi sưng và lưỡi;
- Chân tay sưng;
- Ho;
- Chuột rút hoặc tiêu chảy;
- Nôn mửa nhiều.
Một số triệu chứng của sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay bao gồm:
- Khó thở hoặc thở khó chịu;
- Đau ngực hoặc tức ;
- Huyết áp thấp;
- Mạch yếu và nhanh;
- Chóng mặt;
- Lẫn lộn.
Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể xấu đi rất nhanh chóng. Lúc đó, người bệnh cần được điều trị trong vòng 30 đến 60 phút vì các triệu chứng đôi khi có thể gây tử vong.
- Những yếu tố, nguy cơ tìm ẩn có thể gây sốc phản vệ
Có một số yếu tố nguy cơ được biết đến khi gặp sốc phản vệ. Người ta tin rằng di truyền có thể làm tăng nguy cơ gặp phải phản ứng này. Điều này được cho là đặc biệt đúng với những người có một tiền sử gia đình từng bị sốc phản vệ.
Những người bị dị ứng hoặc hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ bị sốc phản vệ. Nếu bạn đã trải qua sốc phản vệ, bạn có nguy cơ cao sẽ gặp lại nó một lần nữa.
>> Không thể bỏ qua: Thông tin hữu ích về sốc phản vệ - căn bệnh với những cái chết bất ngờ
- Phải làm gì để cấp cứu cho người bị sốc phản vệ?
Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc ai đó bạn biết là đang bị sốc phản vệ, hãy tìm đến cấp cứu y khoa ngay lập tức.
Đảm bảo rằng người đó cảm thấy thoải mái. Nâng cao chân họ để giúp lưu thông máu. Nếu người ngừng thở, cấp cứu hô hấp tuần hoàn và những hỗ trợ đầu tiên khác cho đến khi người giúp đỡ đến.
Nhiều người bị dị ứng nghiêm trọng được tiêm epinephrine bằng ống tiêm tự động. Điều này có thể giúp điều trị các triệu chứng của sự phản ứng. Những người có nguy cơ tìm ẩn phản ứng sống phản vệ phải đề phòng bệnh bằng cách luôn mang ống tiêm tự động bên người.
Epinephrine (hoặc adrenaline) thường được sử dụng để điều trị sốc phản vệ. Nó được đưa vào cơ thể qua một ống tiêm tự động, chứa một kim có thể cung cấp cho một liều adrenalin tại một thời điểm. Vùng được tiêm thường là cơ bắp đùi bên ngoài. Sau khi tiêm, triệu chứng của người bệnh sẽ cải thiện một cách nhanh chóng. Nếu không, tiêm lần hai có thể là cần thiết. Bạn vẫn sẽ cần phải gặp bác sĩ để tiếp tục điều trị.
- Cách nào giúp bạn và người thân ngăn ngừa sốc phản vệ?
Cách dừng bị sốc phản vệ tốt nhất là tránh gây nên dị ứng bởi thực phẩm hoặc những thứ khác mà bạn đang bị dị ứng. Bác sĩ có thể giúp tìm nguyên nhân gây nên dị ứng của bạn bằng xét nghiệm đơn giản như nghiệm pháp da hoặc xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn lời khuyên để ngăn dị ứng. Tất cả sẽ giúp bạn tránh bị dị ứng và sốc phản vệ.
Hãy tự định dạng trong đầu một kế hoạch phòng chống sốc phản vệ cho chính mình và người thân, ví dụ bạn cần hướng dẫn cho người thân về những việc cần làm khi bạn bị sốc, nhận biết triệu chứng của sốc phản vệ và trong trường hợp khẩn cấp, họ cần làm gì để cứu bạn.
Xem thêm:
>> Các diễn biến cụ thể khi gặp tình trạng sốc phản vệ
>> Phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau khi bị sốc phản vệ
>> Sự nguy hiểm đáng sợ của tình trạng sốc phản vệ
Giúp bạn phát hiện nhanh, xử lý đúng khi bị sốc phản vệ Phòng bệnh chủ động, Dị ứng, Sốc phản vệ
Các bài viết liên quan đến Giúp bạn phát hiện nhanh, xử lý đúng khi bị sốc phản vệ, Phòng bệnh chủ động, Dị ứng, Sốc phản vệ
- 01/02/2018 Bác sĩ Nhật chia sẻ cách "tắm sạch" huyết quản, phòng tai biến 4277
- 01/08/2017 Bất ngờ với tác dụng chữa bệnh của hành tây 3704
- 10/07/2017 Dạy trẻ phòng ung thư do ăn uống sai lầm 3661
- 07/07/2017 Chủ động tránh xa ung thư cực chuẩn với 3 nguyên tắc và 1 chế độ 4803
- 24/11/2016 Bí quyết ngăn cản căn bệnh nhược thị có thể khiến trẻ bị mù lòa 4041
- 02/11/2016 Khô miệng, đừng lo với những phương pháp vượt qua bệnh hiệu quả 2456