Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng, 342, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 07/11/2016 17:10:40Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một căn bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời, vì thế để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và thường xuyên quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu bệnh một cách chính xác nhất từ đó có biện pháp điều trị thích hợp cho trẻ.
Bệnh tay chân miệng như lời cảnh báo sức khỏe do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi vì vậy để trẻ mau lành bệnh phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến dinh dưỡng.
Bệnh tay chân miệng ảnh hưởng lớn đến đời sống sức khỏe của trẻ nhỏ.
Cộng đồng trang SucKhoeNhanh.Com chia sẻ ý kiến của mình về chế độ dinh dưỡng bệnh tay chân miệng:
Xuân Hồng cho biết: "Con gái tôi 5 tuổi, thời gian gần đây bé mắc bệnh tay chân miệng, thời gian mắc bệnhtrong miệng bé xuất hiện vết loét nhỏ gây đau, xót khiến bé biếng ăn và giảm cân nhanh chóng, người hay mệt mỏi. Mình cũng có đưa bé đến bệnh viện nhưng may là tình trạng của bé nhẹ, được bác sĩ cho theo dõi tại nhà. Bác sĩ còn dặn cố cho bé ăn, nên cho bé ăn những thứ bé thích, ăn cháo hoặc thức ăn dễ tiêu, trái cây,...tránh ăn đồ mặn, mắm vì có thể làm vì các bọng đỏ trong miệng bé."
Hùng Hậu chia sẻ: "Đến người lớn như mình mỗi lần miệng bị lở, nhiệt miệng cũng khổ sở trong chuyện ăn uống huống chi là con nít. Mà bé bị bệnh tay chân miệng thì tình trạng lở loét trong khoang miệng càng nặng làm cho việc ăn trở nên khó khăn. Điển hình là bé nhà mình, bị tay chân miệng quấy khóc mãi, ăn không được gì nên người mệt lả, mình toàn phải cho bé uống nước, uống sữa để có sức. Lúc bé khỏa hơn tí thì cho ăn cháo nhuyễn, ăn bột dễ nuốt chứ không cho cháu nhai vì như vậy dễ bị vỡ các bọng nước gây đau rát."
Trích từ bài viết “Trẻ mắc tay chân miệng nên ăn uống thế nào?” được tổng hợp bởi Liễu Phạm:
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn gây ảnh hưởng không. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng... khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân.
Do vậy, chuyện ăn uống của trẻ mắc bệnh cần chú ý một số điểm sau:
- Cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích.
- Do đau trong miệng (miệng loét) nên trẻ thường khảnh ăn. Vì thế, để trẻ dễ ăn hơn, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất. Cho ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng.
- Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Có thể làm mát đồ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu).
- Cần chú ý: Tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ. Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.
- Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát. Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.
- Nên lưu ý: Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Khi trẻ hồi phục và hết các vết loét gây đau trong miệng, cần động viên trẻ ăn uống bình thường trở lại.
- Sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi ( nhịn hoàn toàn) trong 3- 4 giờ sau đó mới cho ăn bữa khác.
- Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 - 5 ngày) cho bé quay ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp với lứa tuổi, không kiêng khe.
Xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện sức khỏe.
Phòng bệnh tay chân miệng cho phụ huynh:
- Tăng cường sức đề kháng và giữ vệ sinh sạch sẽ
- Cho trẻ ăn đủ bữa ( 3-5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, rau).
- Ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
- Không cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su.
- Đồ chơi và muỗng, chén của trẻ phải rửa sạch mỗi ngày và không nên chơi chung, ăn chung với những trẻ có bệnh.
Bạn biết đấy bệnh tay chân miệng không phải là bệnh lý bình thường, nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sức khỏe của con trẻ nếu bạn không phát sớm. Vì vậy, nếu không may trẻ nhà bạn mắc bệnh hãy thiết lập cho trẻ một chế độ ăn đặc biệt giúp nhanh chóng khỏi bệnh.
Xem thêm thông tin về bệnh:
> Nguyên nhân và dấu hiệu phát triện bệnh tay chân miệng ở trẻ em
> Giúp bố mẹ bảo vệ con trẻ trong mùa bệnh tay chân miệng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng Blog sức khỏe, Trẻ em, Dinh dưỡng sức khỏe, Bệnh truyền nhiễm, Bệnh tay, chân, miệng
Các bài viết liên quan đến Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng, Blog sức khỏe, Trẻ em, Dinh dưỡng sức khỏe, Bệnh truyền nhiễm, Bệnh tay, chân, miệng
- 12/10/2021 Đám hiếu là gì? Sức khỏe nhanh tư vấn đi viếng đám hiếu nên mang gì, trang phục thế nào 1949
- 08/10/2021 Sức khỏe nhanh chia sẽ địa chỉ mua phôi nấm bào ngư xám ở TPHCM 1454
- 19/10/2016 Bất ngờ 2 loại cây cỏ thân thuộc đạt giải Nobel Y học 4395
- 27/09/2016 Nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn đang bị sốt xuất huyết 4815
- 19/09/2016 Nhồi máu cơ tim đến bất ngờ, bạn nên làm gì ? 2915