Lời tự sự của bà mẹ có con mắc kawasaki - những nhầm lẫn tai hại
Lời tự sự của bà mẹ có con mắc kawasaki - những nhầm lẫn tai hại, 482, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 30/05/2017 09:17:04Cộng đồng mạng chia sẻ ý kiến cá nhân của mình về căn bệnh Kawasaki ở trẻ em:
"Bệnh này cách đây 6 năm con 1 chị ở cơ quan mình cũng bị. May mà cháu vào viện Nhi kịp thời nên chưa bị biến chứng to tim nhưng vẫn phải tái khám suốt đời. Toàn bệnh lạ, vừa tốn tiền vừa để lại di chứng nặng nề. Xã hội ngày càng phát triển càng có nhiều bệnh lạ. Khổ thân các em bé."- Võ Hồng Phi chia sẻ.
"Bé nhà mình còn bị tái phát bệnh này đến 3 lần, lần 1 lúc 3 tháng, lần 2 lúc 15 tháng và lần 3 lúc 18 tháng...cứ như là theo chu kỳ. Năm nào mình cũng phải cho bé vào viện nhi để điều trị. Bởi vậy các mẹ thấy con sốt cao, dùng hạ sốt không đỡ, ban nổi đỏ, mắt đỏ, môi đỏ và rỉ máu và có thể bị đi ngoài nhiều lần thì nhớ cho bé đi khám ở viện nhi và khám lại nhiều bác sỹ nhé!" - Sỹ Hùng cho biết.
"Mình đưa con vào viện ngày thứ 2 có triệu chứng nhưng phải đến 5 ngày sau, sau khi làm đủ xét nghiệm bác sĩ mới kết luận con bị Kawasaki. Đêm thứ 5 truyền thuốc, ngày thứ 6 được cho về luôn do cơ thể con tiếp nhận thuốc tốt. Sau khi ra viện có tiếp tục siêu âm tim, xét nghiệm máu và khám định kì với bác sĩ.Nói chung do nhà mình ở Pháp nên mình khá tin vào bác sĩ.” - Kha Nguyễn tư vấn.
Tham khảo bài viết “Lời kể của bà mẹ có con vừa mắc kawasaki - căn bệnh nguy hiểm rất dễ nhầm với bệnh khác” Theo Trí Thức Trẻ:
Sốt kéo dài, con gái được chẩn đoán mắc bệnh kawasaki
Sau khi con gái là Phạm Gia Anh Thư (sinh năm 2013) nhập viện điều trị bệnh kawasaki, chị Nguyễn Quỳnh Anh (hiện đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh) đã có một bài viết chia sẻ tường tận về căn bệnh hiếm gặp này để các bố mẹ cảnh giác cũng như biết được đâu là những triệu chứng ban đầu để đưa con đi khám sớm nhất có thể.
Chị Quỳnh Anh tâm sự: "Nguy hiểm lắm bố mẹ ạ. Con em ban đầu đi khám ở bệnh viện có tiếng còn được chuẩn đoán là bị dị ứng, may mà em không tin, em bế đi khám bác sĩ khác nữa mới nghi ngờ và phát hiện ra bệnh kawasaki".
Vào khoảng tháng 7 năm ngoái, bé Anh Thư bị sốt khi cả nhà đang đi chơi ở Phan Thiết, đến khi về tới Sài Gòn là ngày sốt thứ 3, đêm đó thấy các nốt phát ban chị Quỳnh Anh mừng thầm nghĩ "À sốt phát ban thôi, mai là khỏi rồi!". Cả đêm hôm đấy con vẫn sốt cao, sáng dậy nhìn con mà hốt hoảng vì các vết ban lạ lắm. 2 vợ chồng chị tức tốc xin nghỉ làm cho ngay vào viện khám. Xét nghiệm máu xong, bác sĩ kết luận "viêm họng, có nhiễm trùng + dị ứng". Cầm kết quả mà chị cứ ngẩn ngơ nghĩ: "Không thể trùng hợp như thế được".
Về nhà, bé Anh Thư uống thuốc bác sĩ kê đơn nhưng cả ngày hôm sau vẫn sốt, lại còn đi ngoài liên tục, mắt thì đỏ, nhiều gỉ mắt. Chiều đi làm về, chị cho con đi khám lại ở một bác sĩ khác và được cho lại thuốc khác rồi nói về theo dõi bệnh kawasaki.
Cả đêm hôm ấy chị Quỳnh Anh nghiên cứu về bệnh này qua "bác sĩ Google" thì đã chắc chắn 95% con gái bị kawasaki - một trong những bệnh trẻ em hay gặp hiện nay rồi. Hôm sau chị cho con đi gặp bác sĩ để xin giấy nhập viện luôn. Bé được làm một loạt xét nghiệm và được chuyển vào khoa tim mạch chữa trị.
Để điều trị bệnh này hiện chỉ có duy nhất 1 phác đồ điều trị trên thế giới hiện nay là tiêm thuốc Gamma Globulin vào tĩnh mạch để dứt sốt và tránh bị giãn động mạch vành tim. Sau đó kết hợp với uống thuốc Aspirin một khoảng thời gian khá dài. Qua ngày thứ 7 thường thì các biểu hiện của bệnh đã xuất hiện hoàn toàn đầy đủ và cần tiêm thuốc sớm trong vòng 10 ngày đầu phát bệnh để tránh giãn động mạch, ảnh hưởng tới tim.
Bé Anh Thư được tiêm vào ngày thứ 8 phát hiện bệnh và động mạch cũng bị hơi giãn chút xíu. Lúc này thì mặt con đã sưng, mắt đỏ au sưng húp, lưỡi nổi hạt quả dâu không ăn uống được, 2 chân tay phù nề nổi ban đỏ. Ai gặp cũng không thể nhận ra.
Sau khi được tiêm thuốc cả đêm thì ngày hôm sau bé đã đã dứt sốt và nhanh chóng hồi phục dần 2 tuần sau đó. Bé được tiêm khoảng 3 tuần thì xuất viện về nhà điều trị bằng aspirin. Đến nay, sức khỏe của Anh Thư đã ổn định, bé vẫn tiếp tục tái khám theo liệu trình để theo dõi sức khỏe của tim.
Mỗi ống thuốc Globutin có giá khoảng 3,6 triệu. Mỗi bé tuỳ tình trạng tuổi và bệnh sẽ được tiêm theo số ống khác nhau. Như bé Anh Thư phải tiêm 10 ống. Có bé tiêm lần 1 vẫn sốt, phải tiêm lại lần hai. Chính vì vậy, nếu có con mắc căn bệnh này, bố mẹ là cần chuẩn bị sẵn về mặt kinh tế và đầy đủ giấy tờ bảo hiểm nộp cho bệnh viện ngay khi mới nhập viện.
Một vấn đề quan trọng bố mẹ có con mắc kawasaki cần lưu ý là trẻ đã bị bệnh này sẽ suy giảm hệ miễn dịch và dễ bị các bệnh khác. Các bác sĩ cũng khuyến cáo các bé đã tiêm Globulin thì trong vòng 2 năm không được tiêm 1 số loại vaxcin và một số chất khác. Một trường hợp bé bị bệnh sau khi khỏi đã tiêm thuốc cản quang để chụp xquang và sau đó bị sốc thuốc, cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng. Chị Quỳnh Anh nhắn nhủ: "Đã bị bệnh này thì đi đâu gặp bác sĩ cũng phải hô thật to lên "Con em đã bị Kawasaki" cho bác sĩ biết để tránh dùng các loại thuốc trị bệnh nguy hiểm đến con".
Ngày càng nhiều trẻ mắc bệnh Kawasaki
Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi. Đây là căn bệnh cực hiếm gặp, nhưng hiện nay bệnh đang tăng nhanh.
Theo chị Quỳnh Anh, khi con gái Anh Thư điều trị tại bệnh viện Nhi đồng vào năm ngoái, cả viện chỉ có khoảng 3 bệnh nhân mắc căn bệnh này. Hiện tại, số bệnh nhân đã tăng lên đáng kể.
Từ đầu năm đến nay, khoa Gây mê hồi sức tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho 30 bệnh nhân mắc bệnh Kawasaki.
Bao nhiêu năm qua, cả thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ mắc bệnh này. Nếu phát hiện và điều trị muộn, bệnh có nguy cơ biến chứng nguy hiểm vào tim như viêm tim, phình giãn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim và suy động mạch vành.
Biểu hiện bệnh Kawasaki ở trẻ em dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác.
Từ kinh nghiệm chăm con gái Anh Thư, chị Quỳnh Anh lưu ý: Bạn cần nghĩ ngay đến bệnh kawasaki nếu con bạn dưới 5 tuổi và trẻ bị sốt liên tục khoảng 5 ngày trở lên, kèm theo hàng loạt các biểu hiện như:
- Viêm kết mạc 2 bên mắt (Mắt đỏ).
- Môi khô đỏ, nứt, lưỡi đỏ màu dâu tây.
- Niêm mạc miệng và hầu đỏ lan tỏa.
- Đỏ lòng bàn tay, chân.
- Phù cứng bàn tay, chân.
- Tróc da đầu ngón tay, chân.
- Ban đỏ đa dạng toàn thân, tróc da quanh hậu môn.
Đặc biệt, nếu trẻ bị tróc da quanh hậu môn kèm theo sốt thì chắc đến trên 80% là đã mắc bệnh này.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu thấy trẻ sốt, kèm theo phát ban, nổi mẩn đỏ ở da, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bệnh tái phát, trẻ sẽ phải tái khám và điều trị như một bệnh nhân tim mạch đến suốt đời.
Bạn đang tìm kiếm địa điểm kinh doanh, mua bán sản phẩm, dịch vụ sức khỏe chất lượng?
>> Xem Thêm:
Bệnh kawasaki có tái phát không?
Cách vượt qua bệnh Kawasaki ở trẻ em
Bệnh Kawasaki có nguy hiểm không?
Lời tự sự của bà mẹ có con mắc kawasaki - những nhầm lẫn tai hại Blog sức khỏe, Trẻ em, Tim mạch, Kawasaki
Các bài viết liên quan đến Lời tự sự của bà mẹ có con mắc kawasaki - những nhầm lẫn tai hại, Blog sức khỏe, Trẻ em, Tim mạch, Kawasaki
- 12/10/2021 Đám hiếu là gì? Sức khỏe nhanh tư vấn đi viếng đám hiếu nên mang gì, trang phục thế nào 1922
- 08/10/2021 Sức khỏe nhanh chia sẽ địa chỉ mua phôi nấm bào ngư xám ở TPHCM 1432
- 19/10/2016 Bất ngờ 2 loại cây cỏ thân thuộc đạt giải Nobel Y học 4374
- 29/05/2017 Bệnh kawasaki là gì? 4578
- 29/05/2017 Bệnh kawasaki có tái phát không? 13300