Vai trò của chất xơ đối với bệnh viêm đại tràng
Vai trò của chất xơ đối với bệnh viêm đại tràng, 449, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 13/04/2017 14:35:55Chất xơ là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống hằng ngày. Nó có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát lượng cholesterol, giảm nguy cơ bị bệnh tim, thậm chí ngừa một số loại ung thư trong đó có ung thư đại tràng và chống lại viêm đại tràng
- Tại sao chất xơ lại liên quan đến bệnh viêm đại tràng
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu thiếu chất xơ, sẽ gây táo bón. Táo bón lâu ngày gây giãn trực tràng, trĩ và nguy cơ viêm đại tràng, ung thư đại tràng cao. Tùy theo độ phân tán trong nước mà chất xơ được chia thành hai loại: chất xơ tan và không tan.
Chất xơ tan có khả năng hòa tan trong chất lỏng, vào đường ruột dưới dạng gel; có tác dụng chống táo bón, tạo cảm giác no lâu, phòng chống béo phì, phòng ngừa tiêu chảy và các rối loạn đường tiêu hóa do loạn khuẩn, giảm cholesterol trong máu. Nguồn thực phẩm có chất xơ tan gồm các loại lá, rau, trái có độ nhớt cao, như: rau đay, rau mồng tơi, lá sương sâm, thanh long, các loại đậu nành, đậu ngự và tinh dầu hạt lanh.
Chất xơ không tan không hòa tan với chất lỏng khi vào đường ruột, có vai trò chống táo bón, điều chỉnh cân nặng, hạn chế sự tăng đường máu sau ăn ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, phòng chống tăng cholesterol trong máu, phòng chống viêm đại tràng và ung thư trực tràng. Nguồn thực phẩm có chứa chất xơ không tan gồm vỏ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, gạo lức, lúa mì, lúa mạch nguyên vỏ, các loại rau, củ, quả và các loại tinh dầu như hạt lanh.
>> Chắc chắn bạn quan tâm: Chất xơ đem đến điều gì cho sức khỏe con người?
- Tác dụng chất xơ với cơ thể đặc biệt là đường tiêu hóa và bệnh viêm đại tràng
Chất xơ có tác dụng khá tích cực cho đời sống sức khỏe con người, dinh dưỡng từ chất sở hỗ trợ đường tiêu hóa và khắc phục viêm đại tràng hiệu quả. Ảnh hưởng của chất xơ trên đường tiêu hóa chủ yếu qua 2 cơ chế là Độ nhớt của chất xơ và khả năng lên men của chất xơ.
- Tại dạ dày:
Chất xơ không bị tiêu hóa bởi các enzyme nên còn nguyên vẹn, tính nhớt của chất xơ tan làm cho thức ăn dính lại thành một khối. Kết quả là thức ăn chậm di chuyển từ dạ dày sang tá tràng.
- Tại ruột non:
Sự tạo khối của thức ăn dưới dạng gel hạn chế tác động của các enzym đường ruột lên các chất mỡ, chất đạm, chất đường. Hạn chế hấp thu các thực phẩm ăn vào qua cơ chế hạn chế tiếp xúc với niêm mạc ruột. Hiệu quả là giảm hấp thu các dưỡng chất, giảm chuyển hóa năng lương, giảm chỉ số đường huyết của các bữa ăn.
- Tại ruột già:
Tác động của chất xơ chủ yếu thông qua quá trình lên men, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, là nguồn năng lượng cho các vi khuẩn tại đại tràng và được cho là có vai trò trong phòng chống ung thư và viêm đại tràng.
- Nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ chống lại viêm đại tràng
Các loại thực phẩm có khả năng lên men cao là các loại cám, các loại rau có độ nhớt cao, các loại trái cây. Còn các chất xơ có khả năng lên men kém sẽ tạo thành khối với khả năng hút nước cao, dẫn đến hiệu quả là nhuận tràng, chống táo bón và gián tiếp làm tăng chất lượng cuộc sống, chống lại viêm đại tràng.
Nguồn thực phẩm lên men kém là các loại cám, gạo lức, các loại rau và hoa quả. Đã có trên 100 nghiên cứu xác định ảnh hưởng của chất xơ đến sự tăng khối lượng phân cho thấy, tùy theo từng loại chất xơ mà khả năng tăng khối lượng phân khác nhau.
Các chuyên gia khuyến cáo: một người lớn cần ăn khoảng 35 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày, trong đó phải đảm bảo trên 400g rau và trái cây. Ăn từ 300g – 400g rau, củ mỗi ngày sẽ nhận được từ 3g – 14g chất xơ. Và hiện nay người ta cung cấp chất xơ từ thực phẩm chức năng từ thiên nhiên, một trong những thực phẩm thích hợp cho nhiều người hiện nay chính là tinh dầu hạt lanh – nguồn cung cấp chất xơ cùng các axit béo cực tốt cho đời sống sức khỏe.
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng thức ăn chứa nhiều chất xơ cellulose được sắp xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau: nhóm ngũ cốc (cám gạo mè, bánh mè đen, khoai mì, khoai lang, đậu xanh, đậu đũa, đậu rồng, đậu đen, đậu nành, hạt đậu cô ve, mè đen, tinh dầu hạt lanh); nhóm rau (măng khô, nấm mèo, rau câu, măng tre, rau má, bắp chuối, đu đủ xanh, cải soong, xương rồng, bồ ngót, rau dền, rau lang, cải trắng, cần ta, rau muống); nhóm trái cây (chuối khô, vú sữa, thanh long, sầu riêng, cam, cái dừa, mít dại, nhãn, nho khô).
Những trường hợp thường tiêu thụ không đủ lượng rau và trái cây như: ăn hàng quán, cơm hộp do công tác, du lịch; người già khả năng nhai kém; trẻ em; người bệnh, đặc biệt là những người phải ăn qua ống thông… cần bổ sung chất xơ từ những chế phẩm công nghiệp, đặc biệt là các loại thực phẩm chức nằn dầu hạt lanh. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý các thành phần dinh dưỡng khác có trong những loại sản phẩm này như muối, đường, kali… để có thể chọn loại thực phẩm phù hợp nhất.
Bạn đang tìm kiếm sản phẩm chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình?
Vai trò của chất xơ đối với bệnh viêm đại tràng Tiêu hóa, Viêm đại tràng co thắt, Viêm đại tràng màng giả
Các bài viết liên quan đến Vai trò của chất xơ đối với bệnh viêm đại tràng, Tiêu hóa, Viêm đại tràng co thắt, Viêm đại tràng màng giả
- 07/08/2017 [ Bệnh Văn Phòng ] - Dân văn phòng rất dễ mắc bệnh trĩ 2797
- 18/02/2017 5 Dấu hiệu giúp bố mẹ nhanh chóng nhận ra trẻ biếng ăn 3759
- 09/11/2016 Hỗ trợ và thanh tẩy đường tiêu hóa với thực phẩm từ thiên nhiên 2685
- 22/10/2016 Thói quen sai lầm của phụ huynh khiến trẻ mắc bệnh loét dạ dày 2014