Vượt qua rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) bằng liệu pháp tâm lý
Vượt qua rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) bằng liệu pháp tâm lý, 358, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 15/11/2016 14:40:22Thường những người bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể luôn cảm thấy cực kỳ khó chịu khi mang các bộ phận thừa và chỉ hạnh phúc khi nó hoàn toàn được loại bỏ. Vậy làm thế nào để vượt qua bệnh, không để bệnh diễn biến xấu khiến chính người bệnh hủy hoại cơ thể mình.
Khoa học đã thử khá nhiều cách nhằm vượt qua bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID)
Cộng đồng mạng xã hội chia sẻ ý kiến cá nhân về phương pháp vượt qua bệnh bằng liệu pháp tâm lý:
Thu Phương chia sẻ: "Mình cảm giác bệnh này như bệnh mộng du vậy, nhưng nó quái dị hơn bệnh mộng du vì người bệnh lại có sở thích cắt bỏ hoặc phá hủy cơ thể mình có kiểm soát chứ không phải như mộng du, làm mọi việc không thể kiểm soát được. Theo mình thấy thì nếu người bệnh mong muốn có hành vi đó thì phải đánh trúng vào tâm lý ấy, phải giúp người bệnh thư thái đầu óc, tâm sự và giúp họ giải tỏa được áp lực về vấn đề đó. Khi đầu óc nhẹ nhàng họ sẽ dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn về hành vi không đúng của mình, có thể lúc đó họ sẽ biết cách tự kiềm chế bản thân."
Phượng Hằng cho biết: "Tôi thấy bất kể bệnh gì liên quan đến hệ thần kinh đều phải chữa trị từ từ, không thể nào có thể dùng thuốc hay bất cứ hành động nào ngoài việc dùng tâm lý và những hoạt động thư giãn đầu óc để giúp họ vượt qua cả. Việc cần làm của mọi người là tự phát hiện ra bệnh hoặc nếu người thân phát hiện bệnh, hãy đến bác sĩ tâm lý, nói chuyện về tình trạng của mình và luyện tập những động tác, phương pháp giúp thư giãn đầu óc."
Trích từ bài viết “Rối loạn nhận dạng cơ thể” được tổng hợp bởi Lê Công Minh:
- Liệu pháp tâm lý
Việc điều trị rối loạn nhận dạng cơ thể thường ưu tiên với các liệu pháp tâm lý. Ngoài ra, việc điều trị hóa dược với các nhóm thuốc giải lo âu và những sở thích kỳ quái cũng có tác dụng rõ rệt.
Liệu pháp tâm lý là phương án khả quan giúp giảm tình trạng của bệnh.
Với tình trạng bệnh lý trên, liệu pháp tâm lý nhận thức, thư giãn, âm nhạc, các kỹ thuật thân chủ trọng tâm... nhằm phóng chiếu các cảm xúc bất lợi, giúp thân chủ nhận thức rõ hơn tình trạng bệnh lý của mình một cách rõ ràng. Có các bài tập phù hợp để bệnh nhân thay đổi hành vi, tự vượt qua tình trạng stress và những khó khăn tâm lý của bản thân.
Tìm hiểu thêm về bệnh >> Bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) là gì?
- Phương pháp luyện thở
Những bài tập này giúp thả lỏng cơ thể, giải tỏa mọi căng thẳng, giúp bạn dễ thư giãn hơn trong lúc luyện thở.
- Kiểu thở nghe thấy được
Kiểu thở này giúp bạn thở đều, trơn tru. Thông thường luyện thở trong tư thế ngồi sẽ giúp bạn tĩnh tâm, tăng cường sự tĩnh lặng, yếu tố quan trọng và cần thiết khi ngồi thiền.
Ban đầu bạn hãy ngồi xếp bằng hay quỳ gối thật thoải mái và hít thở bằng miệng. Hơi đóng cổ họng lại, hít vào và phát ra tiếng “Ahhhh”. Sau đó thở ra, đồng thời phát ra tiếng “Haaaa” thật khẽ.
Khi đã cảm nhận được cách thở này hãy cố gắng phát ra âm thanh tương tự trong cổ họng, nhưng miệng thì khép lại. Vẫn thả lỏng hàm. Điều này giúp bạn hình dung mình đang thở thông qua một lỗ hở ngay phía trước cổ họng. Hãy hít thở thoải mái và chú tâm vào hơi thở vì âm thanh của hơi thở rất nhẹ, chỉ một mình bạn nghe thấy mà thôi.
Luyện hít thở giúp người bệnh tĩnh tâm và thư thái đầu óc hơn.
- Nằm ngửa thở bụng
Phương pháp luyện thở này giúp thư giãn cơ thể và trí não, xua tan mọi sự căng thẳng. Vào cuối buổi tập, bạn có thể cảm nhận được sự nhẹ nhàng của hơi thở, sự tỉnh táo và thư thái trong tinh thần.
Nằm ngửa, đầu gối co, hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông. Hãy để hơi thở trở nên tự nhiên, trơn tru và nhịp nhàng. Khi hít thở, hãy cảm nhận chuyển động lên xuống của bụng. Cần chú ý để hơi thở ra dài hơn so với khi hít vào.
Để hơi thở ra chậm và trọn vẹn hơn, hãy thóp bụng sát vào trong cột sống khi thở ra. Để cho bụng phình lên khi hít vào và thư giãn. Lặp lại động tác. Hít thở nhịp nhàng.
Trong khi hít vào, hãy giữ cho bụng và cơ sàn chậu co nhẹ. Cảm nhận hơi thở trong lồng ngực khi hít vào. Hít thở vài hơi, sau đó thả lỏng bụng và sàn chậu. Giữ cho hơi thở hoàn toàn thoải mái để tạo cảm giác tĩnh tâm và thư giãn.
- Phương pháp thiền
Bạn cần một tấm chăn nhỏ hay manh chiếu nhỏ. Trang phục thoải mái, tạo cảm giác dễ dàng để hít thở.
- Tư thế ngồi thiền:
Với người chưa biết thiền, bạn hãy tự chọn một tư thế thích hợp, thoải mái nhất.
Bạn ngồi ngay ngắn, nhắm mắt lại hoặc nhìn chăm chú vào chóp mũi. Giữ cho xương sống, đầu, cổ cân bằng và ngay ngắn.
Việc ngồi thiền được chia làm ba giai đoạn theo trình tự sau:
- Nhập thiền:
Sau khi đã ngồi theo tư thế hướng dẫn ở trên, bạn hãy hít từ từ, nhẹ nhàng để hấp thụ nguồn dưỡng khí làm cho máu huyết lưu thông. Há miệng thở ra để xóa tan những ưu tư, phiền muộn. Lặp lại như vậy ba lần, các lần tiếp theo chỉ dùng mũi để hít - thở.
- Trụ thiền:
Sau khi cơ thể đã ổn định, bạn bắt đầu định tâm bằng phương pháp đếm hơi thở và khi hơi thở đã thuần thục thì bạn bước sang giai đoạn nhận thức, thấy rõ hơi thở của mình. Bạn cần xác định ngồi thiền để có an lạc và hạnh phúc. Bạn hít thở với ý thức rằng tôi thở nghĩa là tôi đang sống và phải làm cho hơi thở luân chuyển, điều hòa để tâm thanh tịnh.
Lúc này, bạn hãy nghĩ đến sự khát khao đem lại hạnh phúc cho mọi người, và điều này chỉ đạt được khi tâm trí bạn hoàn toàn thanh tịnh. Ngồi lâu, cơ thể bạn sẽ có xu hướng bị chùng xuống, lúc này bạn hãy cố gắng điều chỉnh lại cho ngay ngắn, bạn cũng có thể lắc nhẹ đôi vai để giảm bớt sự mệt mỏi và những suy nghĩ, sở thích kỳ lạ của căn bệnh.
Thiền định luôn là liệu pháp tốt dành cho người bệnh rối loạn về tâm lý.
- Xả thiền:
Khi xả thiền, bạn hãy đọc một câu châm ngôn để tạo cho mình nghị lực sống. Sau đó, bạn xoay nhẹ cổ và vẫn không ngừng chú ý đến nhịp thở của mình. Tiếp theo, bạn dùng tay tự xoa bóp mặt, tay, chân và nhẹ nhàng đứng lên.
Bạn biết đấy, bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể có thể sinh ra do áp lực cuộc sống và tâm lý hành vi khó hiểu của con người, hiện nay bệnh chưa có phương pháp giúp bệnh nhân vượt qua rõ ràng. Nhưng với những bệnh tâm lý, cách tốt nhất để vượt qua chính là việc bạn cần đánh thức tinh thần của mình trở nên minh mẫn để kiểm soát được hành vi.
Xem thêm:
> Nguyên nhân mắc bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID)
> Dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID)
> Ảnh hưởng của bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) với đời sống cô gái tự hủy mắt
Vượt qua rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) bằng liệu pháp tâm lý Phòng bệnh chủ động, Thần kinh Tinh thần, Rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể
Các bài viết liên quan đến Vượt qua rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) bằng liệu pháp tâm lý, Phòng bệnh chủ động, Thần kinh Tinh thần, Rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể
- 01/02/2018 Bác sĩ Nhật chia sẻ cách "tắm sạch" huyết quản, phòng tai biến 4300
- 01/08/2017 Bất ngờ với tác dụng chữa bệnh của hành tây 3728
- 10/07/2017 Dạy trẻ phòng ung thư do ăn uống sai lầm 3687
- 07/07/2017 Chủ động tránh xa ung thư cực chuẩn với 3 nguyên tắc và 1 chế độ 4829
- 15/11/2016 Bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) là gì? 4457
- 15/11/2016 Nguyên nhân mắc bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) 3825
- 02/11/2016 Khô miệng, đừng lo với những phương pháp vượt qua bệnh hiệu quả 2468