Cảnh báo bạn đang gặp phải bệnh động mạch ngoại vi qua những dấu hiệu
Cảnh báo bạn đang gặp phải bệnh động mạch ngoại vi qua những dấu hiệu, 172, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 04/10/2016 09:18:34Các động mạch đó không bao gồm mạch máu nuôi tim và não. Bệnh động mạch ngoại biên thường gặp nhất là các tổn thương động mạch vùng tiểu khung, chi dưới và chi trên. Vì vậy theo tôi khi, khi vết thương mà bạn mắc phải có dấu hiệu bất thường như nơi vết thương máu chảy mạnh và có tia, khối máu khi đông khô bị tụ lại,…lúc này người bệnh cần đưa đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra không để tình trạng mất máu kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số nghiên cứu và chuyên gia nói về bệnh động mạch ngoại vi (biên):
Theo các nghiên cứu thống kê ở Bắc Mỹ và Châu Âu cho biết: "Hiện có khoảng 27 triệu người mắc bệnh động mạch ngoại biên. Ở những quốc gia phát triển, ước lượng trung bình có khoảng 16% dân số ở độ tuổi > 60 bị mắc chứng bệnh này. Đây là những con số đáng sợ, gây hậu quả nghiêm trọng cho mọi nền kinh tế xã hội và cả sức khỏe con người."
Bs. Đào Danh Vĩnh chia sẻ: "Tỷ lệ người bệnh có biểu hiện lâm sàng chỉ chiếm 1/3-1/4 số người mắc PAD thực sự. Một số biểu hiện của người bị bệnh bao gồm:
- Đau cơ hoặc bắp cơ đặc trưng bằng tính chất đau tăng lên khi vận động và giảm hoặc hết nhanh chóng sau khi được nghỉ.
-
Teo cơ và tổ chức mỡ dưới da.
-
Da lạnh và nhợt, rối loạn mầu sắc.
-
Lông chân/tay rụng.
-
Móng chân/tay khô, sùi.
-
Loét phần mềm ngọn chi không liền.
-
Hoại tử chi.
-
Mạch mu chân yếu hoặc mất."
Số lượng người mắc bệnh động mạch ngoại vi ngày càng gia tăng
Triệu chứng học mà bạn có thể nhận biết mình có dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại vi qua bài viết “Triệu chứng bệnh động mạch ngoại vi” trên trang Yduoctinhhoa:
Vết thương động mạch có thể là vết thương xuyên (do các vật nhọn, đạn, mảnh, đầu xương gãy…) hoặc giập vỡ (do va đập, quệt…). Động mạch có thể bị đứt đôi, giập nát hoặc chỉ bị đứt rách ở một bên thành.
Thăm khám triệu chứng vết thương động mạch thường là một thăm khám cấp cứu, cần phải tiến hành nhanh chóng, tuần tự và chính xác.
- Tình trạng tại chỗ vết thương:
- Vị trí vết thương:
- Quan sát kỹ lỗ vào và lỗ ra của vết thương (nếu là vết thương chột thì cần hỏi kỹ về cơ chế và tư thế bệnh nhân khi bị thương) để xác định vị trí động mạch có thể bị tổn thương.
- Có khi phải chụp X quang để xác định vị trí dị vật (mảnh đạn...) trong vết thương hoặc vị trí và hình thái gãy xương, nhằm đánh giá vị trí động mạch có khả năng bị tổn thương.
- Miệng vết thương:
- Thường có máu đỏ tươi chảy ra mạnh, có khi thành tia.
- Nhiều trường hợp dị vật gây vết thương vẫn nằm tại chỗ và có tác dụng bịt tạm thời lỗ vết thương lại. Cần thận trọng khi quyết định rút bỏ dị vật ra vì có thể gây chảy máu rất dữ dội qua vết thương.
- Phần mềm quanh vùng vết thương:
- Thường căng nề nhanh chóng, nhất là khi miệng vết thương bị bịt lại làm cho máu chảy ra tụ lại trong tổ chức quanh vết thương.
- Có khi máu chảy ra tạo nên một bọc máu tụ: khám thấy khối máu tụ này nổi căng dưới da, đập nẩy theo nhịp mạch và nghe có tiếng thổi tâm thu.
- Vùng chi phía ngoại vi của động mạch bị tổn thương:
- Thường có triệu chứng thiếu máu cấp tính: da xanh nhợt, lạnh, mất cảm giác, phù nề tăng dần. Cử động của chi bị hạn chế và có cảm giác đau nhức liên tục trong chi.
- Mạch ngoại vi mất hoặc đập yếu hơn so với bên lành.
- Có thể có các triệu chứng tổn thương các dây thần kinh đi cùng với các mạch máu của chi bị thương.
- Có thể gặp hội chứng chèn ép khoang: xảy ra với các vết thương động mạch trong đó máu chảy ra bị tụ lại với khối lượng lớn trong các khoang cân cơ, gây chèn ép nặng nề cả mạch máu và thần kinh của chi thể đó, tạo nên hiện tượng “garo trong” làm thiếu máu và hoại tử nhanh chóng vùng chi tổn thương.
- Thường gặp hội chứng này trong các tổn thương động mạch ở vùng đùi, khoeo, chày sau, bàn chân… nhất là vùng khoeo và chày sau.
Các triệu chứng cơ bản mà bạn dễ dàng nhìn thấy:
- Vùng chi tổn thương căng cứng, rất đau. Cảm giác đau tức tăng lên khi bóp vào cơ hoặc làm duỗi căng các cơ của chi tổn thương.
- Mất dần cảm giác nông cũng như vận động của chi bị tổn thương.
- Da vùng chi tổn thương tím nhợt, lạnh. Có thể có các nốt phỏng nông trên da.
- Mạch ngoại vi yếu hoặc mất hẳn.
- Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, vùng chi bị tổn thương sẽ bị hoại tử nhanh chóng.
- Dấu hiệu toàn thân
- Thường có hội chứng mất máu cấp tính: khát nước, hoa mắt, chóng mặt, da niêm mạc nhợt nhạt, toát mồ hôi lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt...
- Trong hội chứng chèn ép khoang, bệnh nhân có thể có tình trạng nhiễm độc nặng do vùng chi tổn thương bị hoại tử.
Qua tất cả những dấu hiệu trên, chúng ta sẽ biết rằng bệnh động mạch ngoại vi nguy hiểm tình trạng sức khỏe của con người khá nhiều. Số lượng người mắc bệnh ngày càng cao lên làm cả thế giới phải hoang mang. Bạn đừng bao giờ cho rằng mình không có nguy cơ mắc bệnh, vì bệnh không chừa 1 người nào nếu họ không quan tâm đến sức khỏe của mình. Vì vậy bài viết trên cung cấp cho bạn thông tin, dấu hiệu để bạn biết mình có bị bệnh hay không khi xuất hiện những triệu chứng trên.
Bạn nghi nghờ mình bị bệnh động mạch ngoại vi? Bạn xuất hiện những dấu hiệu trên? Hãy chia sẻ cho chúng tôi dấu hiệu mà bạn nhận thấy để mọi người cùng giúp bạn nhé!
Cảnh báo bạn đang gặp phải bệnh động mạch ngoại vi qua những dấu hiệu Tim mạch, Dấu hiệu, triệu chứng bệnh, Bệnh động mạch ngoại vi
Các bài viết liên quan đến Cảnh báo bạn đang gặp phải bệnh động mạch ngoại vi qua những dấu hiệu, Tim mạch, Dấu hiệu, triệu chứng bệnh, Bệnh động mạch ngoại vi
- 01/02/2018 Bác sĩ Nhật chia sẻ cách "tắm sạch" huyết quản, phòng tai biến 4370
- 01/02/2018 Đau đầu ngón tay - Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm 2588
- 31/07/2017 [Cảnh Báo] Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết 4742
- 01/06/2017 Cảnh báo - Dấu hiệu nhận biết nguy cơ suy thận 2850
- 27/09/2016 Nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn đang bị sốt xuất huyết 4814
- 22/09/2016 Không thể bỏ qua 8 dấu hiệu ung thư vú 2826
- 03/10/2016 Nguy cơ bạn đang mắc bệnh u trong tim khi có những biểu hiện 1649