Cảnh báo: Bể bơi công cộng và những ảnh hưởng đáng sợ
Cảnh báo: Bể bơi công cộng và những ảnh hưởng đáng sợ, 487, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 05/06/2017 14:26:46
Thời tiết nóng bức nhu cầu giải trí, giải nhiệt và đi bơi của trẻ trở nên cần thiết.
Cộng đồng mạng chia sẻ một số ý kiến, kinh nghiệm khi đưa trẻ đi bơi ở bể bơi công cộng:
"Bé lớn nhà mình 5 tuổi. Đợt này, trời nóng quá, mỗi chiều đi học về ông xã mình hay cho con đi bơi. Không biết bể bơi công cộng thế nào mà nghe chồng mình bảo con đuối nước và có uống 1 ít nước trong bể, mình nghĩ chắc không sao ai ngờ hôm sau con bị ho dữ dội, mình lo lắng không biết có nên tiếp tục cho con đi bơi nữa hay không?" - Hải Vân chia sẻ.
"Mình nói thật chứ nhà có em bé đừng nên cho đi bơi ở công cộng bởi nước ở hồ bơi khá bẩn nên có thể làm bé bị nhiểm khuẩn đường hô hấp đấy. Nếu trời nóng mà bé lại muốn đi bơi thì bạn nên chọn bể bơi nào đó đảm bảo vệ sinh, dịch vụ tốt một chút cho an toàn sức khỏe của trẻ." - Nguyễn Thùy Chi tư vấn.
"Con nhà mình cũng rất thích đi hồ bơi, thấy nước là khoái chí liền hà. Nhưng cứ sợ cho con đi bơi mùa này thì rất dễ bị nhiễm các loại bệnh lây lan từ hồ bơi, mà vốn dĩ hồ bơi là nơi không được sạch sẽ cho lắm mà mùa nóng người ta đi nhiều. Giờ cũng không biết làm sao để cho các con vừa vui chơi vừa an toàn cho sức khỏe, các bệnh mùa hè cứ ập đến lúc nào không hay."- Khang Hy cho biết.
"Mình nghĩ bơi lội là 1 kỹ năng cần thiết đồng thời cũng là 1 môn thể thao tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên khi cho con đi bơi mẹ phải chú ý nhiều về vệ sinh cá nhân nhé. Vì bể bơi công cộng mà đi bơi rất dễ bị nhiễm nhiều loại vi khẩn gây lên 1 số về da về hô hấp. Phải chú ý phòng và tránh cho con. Trước và sau khi xuống bơi đều phải vệ sinh thân thể cho bé bằng loại xà phòng diệt khuẩn." - Vũ Trọng chia sẻ.
Cùng tìm hiểu một số thông tin về bể bơi công cộng để đưa ra quyết định có nên đưa trẻ em nhà bạn học và bơi ở những bể bơi nhiều người sử dụng không nhé!
- Bể bơi công cộng – một ‘toilet cỡ lớn có màu xanh’
Nhìn nước trong hồ màu xanh hấp dẫn là vậy nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều chất độc hại trong đó mà có thể bạn không bao giờ biết được. Hàng nghìn người đi bơi, mỗi người có thể đều để lại một chút da chết, tóc, hóa mỹ phẩm, các mầm bệnh đang mang theo, vi khuẩn và ký sinh trùng… và một lượng nước tiểu, thậm chí là phân.
Sau khi phân tích những gì có trong nước của hồ bơi, một số chuyên gia thậm chí đã ví hồ bơi công cộng giống như một “toilet cỡ lớn có màu xanh”.
Theo khảo sát, cứ 5 người đi bơi thì có ít nhất 1 người đi tiểu vào trong nước hồ. Trung bình mỗi người để lại khoảng 30-80 ml nước tiểu, và thực tế có thể là nhiều hơn nữa. Mỗi khi bạn đi bơi và bị đỏ mắt, đó hoàn toàn có thể là do nước tiểu trong nước hồ bơi gây ra. Nhiều người không tắm rữa kỹ trước khi xuống bơi, nên mang theo đủ loại ghét bẩn trên người hòa vào nước.
Phụ huynh nên lựa chọn những bể bơi an toàn để tránh tình trạng ảnh hưởng sức khỏe trẻ.
- Khử trùng bằng Clo sinh ra độc chất
Thông thường người ta sử dụng các chất khử trùng có chứa Clo để khử trùng bể bơi, vừa nhanh lại vừa tiết kiệm. Tuy nhiên vì lượng nước trong hồ rất lớn nên thường hóa chất không đủ, chưa nói đến việc một số nơi dùng các hóa chất độc hại hoặc chất lượng kém. Thực ra, việc tẩy rửa khử trùng sạch sẽ nước các hồ bơi công cộng là điều không thể. Nếu thực hiện đúng để có nước sạch thì sẽ tốn một chi phí rất lớn. Bể bơi mở cửa cả sáng lẫn chiều sẽ rất thiếu thời gian để hóa chất khử trùng cho hiệu quả. Do vậy, khi ở trong bể bơi, bạn có thể cảm nhận được mùi Clo và các chất tạo thành từ nó.
Hai hợp chất được các nhà nghiên cứu tìm hiểu tương đối kỹ là trichloramine (NCl3) và cyanogen chloride (CNCl). Chúng được tạo ra khi các thành phần của nước tiểu, mồ hôi phản ứng với các chất khử trùng. Ngoài ra còn nhiều chất khác nữa, một số trong đó đã được chứng minh có khả năng gây ung thư, phá hủy tế bào… đặc biệt là phá hủy làn da của bạn.
- Tiếp xúc qua đường nào cũng có hại
Thói quen gây hại sức khỏe từ việc thường xuyên tắm, vui chơi ở các bể bơi công cộng ít nhất sẽ khiến bạn bạn sẽ tiếp xúc với các hóa chất độc hại và mầm bệnh qua đường hô hấp và qua da. Các chất CNCl và NCl3 được biết là rất độc hại với cơ thể. Chúng tác động lên các cơ quan nội tạng như phổi, tim và hệ thần kinh. Chúng có thể ngấm qua da, vào máu rồi theo đó đi đến các nơi trong cơ thể. Có nghiên cứu cho thấy, chỉ cần da tiếp xúc với chất nào đó thì có thể 10 phút sau đã thấy chất đó có mặt trong tóc.
Các bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người này cho người khác thông qua nước hồ bơi khi họ để lại nước tiểu và các chất thải khác, tế bào chết… Ngay cả các vi khuẩn fecal coliform đặc trưng cho việc nhiễm bẩn từ phân người cũng được tìm thấy trong nước hồ bơi. Đó là nguyên nhân khiến nhiều người sau khi đi bơi đã bị tiêu chảy, da liễu, phụ khoa, nhiễm ký sinh trùng, viêm tai, viêm họng… Nguy cơ viêm nhiễm đường phụ khoa đối với phụ nữ là rất lớn.
Việc sử dụng các chất khử trùng không đúng liều lượng và chất lượng sẽ dễ dàng tạo ra các chủng vi sinh vật có độc tính mạnh và kháng lại các chất sát khuẩn thông thường. Khi ai đó bị bệnh với các các chủng này, việc điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn. Các nhà y học hiện nay vẫn đang lo lắng rằng vi khuẩn kháng thuốc sẽ là một thảm họa cho nhân loại tương lai không xa, khi tất cả các kháng sinh đều trở nên vô hiệu.
Để hạn chế mức độ ô nhiễm của nước hồ bơi, ngoài việc khuyến cáo những người đi bơi tắm rửa sạch sẽ trước khi nhảy xuống nước, các hồ bơi thì cần tăng cường thay nước và tuân thủ đúng quy trình khử trùng thì sẽ không thực sự có giải pháp nào khác. Hãy tìm cho mình một bể bơi thật uy tín, đồng thời cần lưu ý các biểu hiện của trẻ sau khi đi bơi về, phòng tránh các vấn đề viêm nhiễm.
Cảnh báo: Bể bơi công cộng và những ảnh hưởng đáng sợ Blog sức khỏe, Cảnh báo sức khỏe, Thói quen và sức khỏe
Các bài viết liên quan đến Cảnh báo: Bể bơi công cộng và những ảnh hưởng đáng sợ, Blog sức khỏe, Cảnh báo sức khỏe, Thói quen và sức khỏe
- 16/01/2023 Dấu hiệu ngộ độc rượu cần cấp cứu ngay 773
- 12/10/2021 Đám hiếu là gì? Sức khỏe nhanh tư vấn đi viếng đám hiếu nên mang gì, trang phục thế nào 1838
- 08/10/2021 Sức khỏe nhanh chia sẽ địa chỉ mua phôi nấm bào ngư xám ở TPHCM 1372
- 19/10/2016 Bất ngờ 2 loại cây cỏ thân thuộc đạt giải Nobel Y học 4324
- 29/05/2017 Bệnh kawasaki là gì? 4519