Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh ung thư ống hậu môn
Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh ung thư ống hậu môn, 127, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 29/09/2016 09:55:42Khi bạn hoặc người nhà bạn không may bị ung thư ống hậu môn, điều cần làm là bạn nhanh chóng tìm ra phương pháp điều trị kịp thời nhất. bên cạnh đó cần có ý thức và quyết tâm ăn uống cộng với sự chăm sóc từ người nhà sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và trở lại đời sống sức khỏe bình thương. Điều này buộc bạn nên xem thức ăn là thuốc, đến giờ là ăn/uống không đợi đói hay thèm ăn mới ăn, như vậy bệnh mới nhanh biến mất và cơ thể bạn sẽ dần hồi phục trở lại.
Dinh dưỡng quan trọng như thế nào với người bệnh ung thư ống hậu môn qua những chia sẻ:
Bác sĩ Trần Thị Anh Tường cho biết: “Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân khi nhập viện khoảng 30-60%. Cũng như mọi bệnh nhân ung thư khác, sau điều trị bệnh nhân có thể khỏi bệnh và khi đó dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát. Điều trị đôi khi chỉ mang ý nghĩa tạm bợ, chủ yếu giảm triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân. Dinh dưỡng lúc này sẽ giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng sống, tránh khỏi suy mòn sớm.”
Anh Khánh chia sẻ: “Bố tôi đang điều trị ung thư ống hậu môn tại bệnh viện, bác sĩ cũng khuyên chúng tôi nên quan tâm đến thực đơn ăn uống hằng ngày của ông vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị của ông. Tôi cũng được bác sĩ khuyên là nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, uống nước nhiều nhưng tuyệt đối không uống sữa vì nó dễ gây ra tình trạng tiêu chảy, đồng thời tôi cũng cho Bố uống các loại thuốc như Omega 3, kẽm, Glutamin,… để tăng cường sức lực, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình điều trị của ông. “
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh hồi phục nhanh
Thông tin dinh dưỡng cho người ung thư ống hậu môn qua bài viết “Dinh dưỡng bệnh nhân ung thư hậu môn” trên trang VnExpress:
Những nguyên tắc cơ bản cần đảm bảo trong dinh dưỡng của người ung thư ống hậu môn như sau:
- Đảm bảo chế độ ăn đủ năng lượng, đạm, nước và các chất.
Nhu cầu năng lượng 25-30 kcal một kg mỗi ngày. Nhu cầu đạm 1,5-2 g cho một kg mỗi ngày. Nhu cầu nước 1ml trên một kcal mỗi ngày + nước mất bất thường
Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (6-12 cữ), chọn thức ăn giàu năng lượng, đạm. Dùng thức uống thay cho thức ăn khi quá mệt, tranh thủ ăn uống mọi lúc mọi nơi khi trên xe di chuyển hay khi chờ khám bệnh. Mua sắm thực phẩm để sẵn trong nhà, mang theo trong giỏ, để bàn làm việc.
- Lựa chọn thức ăn không làm nặng hơn triệu chứng hiện có
Bệnh nhân sẽ bị tiêu chảy khi uống sữa trong khi trước không bị, mau đầy bụng, nôn khi ăn một vài loại thức ăn. Do đó bệnh nhân nên ăn nhiều thứ và ghi lại những thức ăn gây khó chịu để không ăn nữa hoặc sẽ tập ăn lại khi thấy khỏe hơn. Khi có quá nhiều thức ăn không ăn được nên trao đổi bác sĩ dinh dưỡng để có hướng dẫn cụ thể hơn.
- Nâng đỡ hệ miễn dịch lên mức tối ưu bằng thực phẩm
Cho bệnh nhân ăn những loại thực phẩm chức năng giúp làm tăng tốc độ lưu thông bạch cầu, giúp bổ sung những chất cần cho quá trình tổng hợp bạch cầu. Các chất này thường chỉ định cho bệnh nhân suy dinh dưỡng trước mổ, hay có biến chứng nhiễm trùng hay vết thương không lành sau mổ, bao gồm: Omega 3, kẽm, Glutamin, Arginin, Vitamin C.
Điều cần lưu ý khi bị giảm bạch cầu là tránh ăn thức ăn có nguy cơ nhiễm khuẩn như rau sống, trái cây ăn cả vỏ, sữa không qua dây chuyền sản xuất, phô mai có men vi khuẩn, thức ăn lên men chua, phơi khô, làm mắm, thực phẩm đã chế biến qua ngày.
- Nuôi ăn tĩnh mạch hay truyền “nước biển”
Đây là cách dinh dưỡng rất được bệnh nhân ưa thích tuy nhiên dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch không thể thay thế đường tiêu hóa vì nhiều lý do: tăng biến chứng du khuẩn huyết, nhiễm trùng, niêm mạc ruột sẽ bị hủy hoại đến mức không hồi phục, hạn chế vận động, chi phí tốn kém. Một lưu ý là khi nuôi ăn tĩnh mạch cũng cần có tính toán nhu cầu năng lượng đạm thì hiệu quả mới có. Thường thì nuôi ăn tĩnh mạch kết hợp khi ăn uống đường tiêu hóa dù đã hết sức vẫn không đạt được đủ nhu cầu trong khi bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Để có một cơ thể khỏe mạnh theo cả liệu trình điều trị, hạn chế biến chứng và tác dụng phụ của điều trị đến mức thấp nhất có thể, có một chất lượng sống tốt ngay cả khi bệnh không trị khỏi và để ngăn ngừa tái phát khi bệnh đã trị khỏi, bệnh nhân phải có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đúng cách, và phù hợp với từng giai đoạn điều trị bạn thật sự cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hơn. Hãy giúp người bạn hoặc chính người than của bạn phục hồi sức khỏe, đẩy lùi bệnh ung thư ống hậu môn ra xa nhé!
Xem thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng của một số loại bệnh ung thư khác!
Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh ung thư ống hậu môn Blog sức khỏe, Bệnh ung thư, Dinh dưỡng sức khỏe, Ung thư ống hậu môn
Các bài viết liên quan đến Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh ung thư ống hậu môn, Blog sức khỏe, Bệnh ung thư, Dinh dưỡng sức khỏe, Ung thư ống hậu môn
- 12/10/2021 Đám hiếu là gì? Sức khỏe nhanh tư vấn đi viếng đám hiếu nên mang gì, trang phục thế nào 1869
- 08/10/2021 Sức khỏe nhanh chia sẽ địa chỉ mua phôi nấm bào ngư xám ở TPHCM 1395
- 19/09/2016 Nhồi máu cơ tim đến bất ngờ, bạn nên làm gì ? 2843
- 28/09/2016 Bạn có đang tàn phá cơ thể bằng những thói quen xấu 2444
- 22/09/2016 Không thể bỏ qua 8 dấu hiệu ung thư vú 2787