Những điều cần biết khi mắc phải bệnh rối loạn nhịp tim
Những điều cần biết khi mắc phải bệnh rối loạn nhịp tim, 245, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 14/10/2016 11:34:46Sai lầm của nhiều người cho rằng rối loạn nhịp tim không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
Rối loạn nhịp tim là một trong những vấn đề thường gặp nhất trong các biểu hiện bệnh tim mạch. Loạn nhịp tim có thể chỉ là một sự khó chịu nhẹ nhưng cũng có thể là một tình trạng bệnh lý nặng, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và nặng hơn là đến tính mạng người mắc phải bệnh.
Rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Quả tim có một hệ thống riêng để phát động và lan truyền các xung động điện học tới mọi vùng cơ tim. Nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải và là chủ nhịp tự nhiên của quả tim. Nút xoang sẽ phát xung động điện học lan toả ra toàn bộ quả tim để chỉ huy hoạt động của tim.
Đầu tiên, xung động sẽ chỉ huy hai tâm nhĩ co bóp đẩy máu xuống hai tâm thất ở dưới. Tiếp đến, xung động sẽ được truyền dẫn xuống chỉ huy hai tâm thất co bóp để đẩy máu vào hệ thống động mạch. Như vậy, trong một nhát bóp bình thường của tim, xung động sẽ đi từ nút xoang - nút nhĩ thất - bó His - các nhánh bó His - mạng Purkinje và sau đó lặp lại.
Khi cơ thể nghỉ ngơi, quả tim đập chậm lại và khi hoạt động, đặc biệt là hoạt động gắng sức, quả tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp oxy cho các bắp cơ. Nhịp tim bị rối loạn có thể là không đều hoặc quá nhanh hoặc quá chậm không phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Nhịp tim là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh
Nhịp tim bình thường của cơ thể biểu hiện ra sao?
Nhịp tim bình thường là nhịp xoang. Tần số tim bình thường dao động trong khoảng 60-80 nhịp/ phút khi cơ thể nghỉ ngơi. Con số này rất biến đổi tuỳ thuộc từng cá thể, nhiều người có nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn vẫn được coi là bình thường.
Nhịp tim biến đổi trong ngày tuỳ thuộc vào mức độ hoạt động của cơ thể và là biểu hiện của sức khoẻ.
Nhịp tim chậm thường gặp ở những người luyện tập thể lực thường xuyên (các vận động viên). Một số người có nhịp tim rất chậm nhưng hoàn toàn bình thường đặc biệt khi ngủ.
Cộng đồng SucKhoeNhanh.Com chia sẻ một số kinh nghiệm nhận biết bệnh rối loạn nhịp tim:
Minh Anh cho biết: "Trước kia mình cũng nghe nói nhiều về bệnh rối loạn nhịp tim nhưng không quan tâm lắm vì nghĩ rằng nó không xảy đến với mình đâu. Trước giờ sức khỏe em khá tốt, chưa bao giờ thấy có bệnh lý gì về tim cả nhưng dạo gần 2 năm nay em thay đổi công việc, chuyển sang công việc mới căng thẳng hơn khiến em cũng không quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình. Vài lần cảm nhận được cơn đau trong lồng ngực, ngực đánh trống nhưng nghĩ chắc mình đang lo lắng điều gì đó. Tình trạng kéo dài cho đến khi mình hay bị chóng mặt đến nỗi phải vị vào tường để bước đi, cảm giác khó thở xông tới và em bị ngất đi không kiểm soát. Được đưa đến bệnh viện và đo nhịp tim bác sĩ phát hiện mình bị rối loạn nhịp tim nhưng tình trạng chưa đến mức nguy hiểm đến tính mạng."
Hà Nam chia sẻ: "Nhắc đến bệnh liên quan đến hệ thần kinh là tôi lại lo sợ, chồng tôi vừa kiểm ra nhịp tim và phát hiện bị rối loạn nhịp tim, bệnh cũng chỉ phát triển ở giai đoạn đầu nhưng khiến chúng tôi vô cùng lo lắng khi anh thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt khi làm việc gì đó cần tập trung, anh có nói với tôi anh thường xuyên cảm thấy lo lắng, hồi hộp không rõ nguyên nhân và lúc đó cơn khó thở đến rất dữ dội. Hiện tại chúng tôi đang sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh.
Các triệu chứng của rối loạn nhịp tim trích từ bài viết “Các dấu hiệu chẩn đoán bệnh rối loạn nhịp tim” trên trang Benh:
Người bệnh thường gặp triệu chứng chóng mặt, khó thở và kể cả buồn nôn
Rối loạn nhịp tim nhiều khi không gây triệu chứng. Trong trường hợp tim đập quá chậm, người bệnh có thể bị:
- Chóng mặt.
- Ngất xỉu đột ngột.
- Khó thở.
- Buồn nôn.
- Phù mắt cá chân...
Khi tim đập quá nhanh, triệu chứng thường gặp là:
- Hồi hộp.
- Đánh trống ngực.
- Nếu nặng có thể có biểu hiện suy tim.
Đánh trống ngực biểu hiện thường gặp nhất của loạn nhịp tim, là khi bạn cảm thấy được tim mình đang đập mạnh. Cảm giác đánh trống ngực cũng xuất hiện ngay cả khi quả tim đang làm việc hoàn toàn bình thường. Lúc đó hoạt động điện học của tim không hề bị nhiễu loạn, chỉ đơn giản là tim co bóp mạnh hơn khiến bạn cảm nhận được.
Đánh trống ngực do rối loạn nhịp tim có thể được mô tả rất khác nhau:
- Cảm giác “hẫng hụt”:
Xuất hiện khi có một nhát bóp của tim đến sớm. Do thời gian được đổ đầy máu ngắn nên nhát bóp của tim chỉ bơm được một lượng máu rất ít gây ra cảm thấy hẫng hụt. Nhiều cảm giác “hẫng hụt” liên tiếp, có thể đều hoặc không đều.
- Cảm giác tim bị ngừng vài giây:
Thường theo sau bởi một nhịp đập mạnh, đôi khi như thể bị “đấm” vào ngực. Đây là biểu hiện của một lượng máu lớn được bơm ra khỏi quả tim sau thời gian đổ đầy dài hơn bình thường do tim ngừng đập trong chốc lát.
Đánh trống ngực rất thường gặp và phần lớn là lành tính. Tuy nhiên, trong những trường hợp dưới đây cần đi khám bệnh:
- Đánh trống ngực kèm theo choáng ngất: Thể hiện tình trạng lưu lượng tim bị sút giảm. Bạn cần đi gặp bác sĩ ngay!
- Đánh trống ngực kèm theo khó thở, đau ở ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc ở lưng.
- Đánh trống ngực xuất hiện khi bạn mới sử dụng một loại thuốc nào đó.
- Đánh trống ngực xuất hiện đồng thời với các triệu chứng khác như sút cân, mệt mỏi kéo dài.
- Đánh trống ngực kèm theo đau đầu và vã mồ hôi.
Tất cả nhưng triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn nhịp tim trên có thể nói đều dễ dàng nhận biết được, nhưng điều này cũng sẽ khiến bạn nhầm lẫn giữa rối loạn nhịp tim và suy nhược cơ thể. Dù thế nào khi bạn cảm thấy cơ thể mình có điều bất thường thì hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất được kiểm ra và phát hiện bệnh nhé!
Rối loạn nhịp tim sẽ không gây ảnh hưởng nặng đến đời sống và công việc chúng ta nếu ta biết phát hiện để hạn chế bệnh. Hãy chia sẻ với chúng tôi những triệu chứng cũng như phương pháp bạn phát hiện ra bệnh để mọi người cùng học hỏi nhé!
Những điều cần biết khi mắc phải bệnh rối loạn nhịp tim Tim mạch, Dấu hiệu, triệu chứng bệnh, Rối loạn nhịp tim
Các bài viết liên quan đến Những điều cần biết khi mắc phải bệnh rối loạn nhịp tim, Tim mạch, Dấu hiệu, triệu chứng bệnh, Rối loạn nhịp tim
- 01/02/2018 Bác sĩ Nhật chia sẻ cách "tắm sạch" huyết quản, phòng tai biến 4370
- 01/02/2018 Đau đầu ngón tay - Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm 2588
- 31/07/2017 [Cảnh Báo] Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết 4742
- 01/06/2017 Cảnh báo - Dấu hiệu nhận biết nguy cơ suy thận 2850
- 27/09/2016 Nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn đang bị sốt xuất huyết 4814
- 22/09/2016 Không thể bỏ qua 8 dấu hiệu ung thư vú 2825
- 14/10/2016 Sưng phù tay chân - Dấu hiệu của bệnh phù bạch huyết đang đến 5212