10 Nhóm thực phẩm đại kỵ khi mắc bệnh đau khớp
10 Nhóm thực phẩm đại kỵ khi mắc bệnh đau khớp, 288, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 22/10/2016 09:39:53Các triệu chứng đau này không chỉ gây ra sự đau đớn khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe cho người bệnh mà còn gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Có rất nhiều lý do dẫn đến đau khớp như bị căng cơ, gãy xương, trật khớp, bệnh bạch cầu, lupus và một số bệnh khác. Trong hầu hết các trường hợp, các cơn đau có thể được giảm nhẹ bằng việc sử dụng thuốc và luyện tập. Tuy nhiên chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế các cơn đau.
Quan điểm cá nhân của cộng đồng thành viên mạng xã hội trang SucKhoeNhanh.Com:
Lan Anh cho biết: "Mình cũng thường xuyên bị mỏi các cơ, có nhiều khi cơn đau ập tới khiến mình không thể đi lại một cách bình thường được, bệnh đau khớp rất khó chịu các bạn ạ, mình hầu như không thể làm những việc nặng nhọc, đi nhiều hoặc hoạt động cũng khiến mình cảm thấy khó khăn. Nhất là trong ăn uống, nhỡ mà mình ăn những loại thịt đỏ, đồ chế biến sẵn, phô mai,...là kiểu gì tối về mình cũng bị mất ngủ vì toàn thân đau dữ dội."
Thanh Hân chia sẻ: "Bố mẹ mình cũng mắc phải bệnh này, thật sự giống như mọi người nói, bệnh này rất khó chịu luôn đấy. Cơn đau của nó cứ kéo dài dai dẳng khiến người mắc nó khó khăn trong sinh hoạt lắm. Mà mẹ mình cũng có hỏi bác sĩ nhiều về bệnh, nghe nói bác sĩ khuyên bố mẹ mình không nên ăn quá nhiều thịt, nhất là thịt chế biến sẵn, hạn chế ăn trứng, sữa, phô mai, dầu thực vật, bia,...và nên sử dụng nhiều rau xanh và trái cây hơn."
Thông qua bài viết “10 đại kỵ bạn cần nhớ khi bị đau khớp” được tổng hợp bởi Mai Hạ:
Một số loại thực phẩm có khả năng chống viêm như gừng, nghệ, tỏi có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, nhưng dưới đây là 10 loại đồ ăn bạn nên tránh vì chúng có thể khiến cơn đau trở nên tệ hại hơn.
- Các loại thịt đỏ và thịt được chế biến sẵn
Đồ ăn chế biến sẵn được liệt kê trong danh mục sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs – advanced glycation end products) chứa nhiều chất độc hại gây viêm và các bệnh khác cho cơ thể. Chất polisacarit trong thịt đỏ có thể làm trầm trọng triệu chứng viêm toàn thân và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Một nghiên cứu khác được đăng trên Tuần san về dinh dưỡng y học Mỹ năm 2014 cũng chỉ ra sự liên quan giữa việc ăn quá nhiều thịt đỏ dẫn đến các dấu hiệu viêm nhiễm.
Vì vậy, nếu bạn đang bị đau nhức khớp, hãy cố gắng giảm lượng thịt đỏ và tăng lượng rau củ và hoa quả.
- Các loại đường tinh luyện và đường hóa học
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của đường với sức khỏe con người nói chung. Lượng đường cao có thể kích thích nhân tố gây viêm cytokines. Ngoài ra, ăn nhiều đường dễ gây béo phì vì vậy, các khớp phải gánh một trọng lượng cơ thể lớn hơn, khiến cơn đau càng trở nên trầm trọng.
Đồ uống có ga cũng chứa rất nhiều đường, nghiên cứu năm 2014 của Tuần san dinh dưỡng y học Mỹ cho thấy thường xuyên uống đồ uống có ga làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp ở phụ nữ.
Bạn nên tránh những thực phẩm chứa nhiều đường như đồ uống có ga, ngũ cốc, bánh, kẹo và đồ ăn vặt. Hãy thay đường trong thực đơn bằng các chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong, đường cỏ ngọt stevia …
- Các sản phẩm chế biến từ sữa
Theo một báo cáo từ Ủy ban Y sỹ về Y tế có trách nhiệm (Physicians Committee for Responsible Medicine) chất đạm trong các sản phẩm được chế biến từ sữa có thể làm sưng tấy các mô xung quanh vùng khớp. Chất béo bão hòa có trong các sản phẩm như bơ, sữa, phô mai có thể gây viêm ở các mô mỡ, khiến bệnh nhân đau đớn.
Nếu bạn có triệu chứng đau khớp hay đau kinh niên, lời khuyên là bạn nên tránh loại thực phẩm này. Thay vào đó, hãy chọn uống sữa đậu nành, sữa quả hạnh, đậu phụ…
- Các loại dầu thực vật
Một số loại dầu thực vật như dầu cây rum, dầu hoa hướng dương, dầu đậu nành, dầu ngô… chứa một lượng lớn axít béo omega 6.
Năm 2012, Tuần san Dinh dưỡng và Trao đổi chất đã công bố nghiên cứu chứng minh việc nạp quá nhiều loại axit béo này có thể dẫn đến viêm nhiễm và làm tăng cơn đau do viêm.
Axit béo omega 6 là một chất cần thiết cho sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của cơ thể. Vì vậy, bạn không cần loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi thực đơn, nhưng bạn cần tiết chế hấp thụ chất này. Nếu có thể, hãy tăng cường lượng axit béo omega 3 trong các loại thực phẩm như dầu ô liu, quả hạch và các loại hạt.
- Ngũ cốc và bột tinh chế
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy việc tiêu thụ các sản phẩm từ lúa mì và hạt ngũ cốc có thể dẫn đến một số bệnh viêm mãn tính và các bệnh liên quan đến miễn dịch.
Thêm nữa, ngũ cốc không chứa chất xơ và vitamin B cũng như calorie. Thường xuyên sử dụng loại sản phẩm này cũng làm tăng nguy cơ các bệnh như ung thư, suy tim và tiểu đường.
Hãy thay những sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, mỳ ý trắng bằng bột quả hạnh hay bột dừa.
- Trứng
Lòng đỏ trứng có chứa chất béo bão và có hàm lượng axit arachidonic cao có thể dẫn đến sự sản sinh của nội tiết tố prostaglandin gây viêm và đau đớn cho cơ thể.
Nếu bạn hay ăn sáng bằng trứng, thì bạn chỉ nên ốp lết rồi ăn phần lòng trắng thôi.
- Các loại đạm từ sữa
Các sản phẩm sữa đạm có chứa gluten và casein. Casein là loại đạm có thể dẫn đến sự sản sinh axit uric trong cơ thể. Mà loại axit này gây ra rất nhiều bệnh biến, đặc biệt tích tụ quá nhiều chất này có thể dẫn đến bệnh gout.
Một nghiên cứu năm 2013 từ Tuần san Hóa sinh dinh dưỡng cho biết một thực đơn không chưa gluten có thể giảm béo phì, kháng viêm và insulin.Một lựa chọn khác cho sữa đạm là sử dụng nguồn cung cấp đạm từ các loại hạt, đậu hoặc quả hạch.
- Muối tinh luyện
Muối tinh luyện không chứa những khoáng chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể như silic, phốt pho, mà chứa chất phụ gia và hóa chất có thể làm đảo lộn độ cân bằng dịch trong cơ thể.
Giảm lượng hấp thụ muối đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương và rạn xương.
Hãy dùng muối biển tự nhiên và hạn chế muối tinh luyện. Bạn cũng nên chú ý đến các loại thực phẩm chế biến sẵn, chúng thường chứa hàm lượng muối cao và chất bảo quản.
- Đồ ăn chứa nhiều bột ngọt hoặc mì chính
MSG (Monosodium glutamate) là chất phụ gia tìm thấy rất nhiều trong các loại đồ ăn đóng gói như bim bim, đồ ăn chế biến sẵn, mì gói. Loại chất này đặc biệt không tốt cho những người đã vốn có các vấn đề về khớp.
Hầu hết thực phẩm đông lạnh và đóng gói đều chứa các chất phụ gia độc hại như MSG, vì vậy hãy cố gắng tự chế biến bữa ăn sạch sẽ và đủ dinh dưỡng ở nhà. Bạn cũng nên chuyển sang dùng thực phẩm hữu cơ và những sản phẩm rõ nguồn gốc.
- Bia
Bia chứa một số độc tố có hại cho cơ thể. Ngoài ra chúng có hàm lượng purine cao, sự phân hủy của purine sẽ dẫn đến sự hình thành axit uric, nguyên nhân chính gây bệnh về khớp và gout.
Vì vậy, bạn cũng nên hạn chế bia và các loại đồ uống có cồn khác trong thực đơn của mình.
Với tất cả những thông tin trên, chúng tôi tin rằng bạn sẽ có cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý không những đối với những người mắc bệnh, mà nếu bạn chưa mắc bệnh lúc này đừng chủ quan, hãy tìm cách phòng bệnh trước khi phải khổ sở để chữa bệnh.
Chia sẻ cho chúng tôi những thông tin dinh dưỡng mà bạn biết nhé, mọi người luôn luôn muốn tìm hiểu thông tin từ bạn để có những kiến thức bổ ích nhất cho sức khỏe!
10 Nhóm thực phẩm đại kỵ khi mắc bệnh đau khớp Cơ Xương Khớp, Dinh dưỡng sức khỏe
Các bài viết liên quan đến 10 Nhóm thực phẩm đại kỵ khi mắc bệnh đau khớp, Cơ Xương Khớp, Dinh dưỡng sức khỏe
- 17/01/2018 Chỉ 30' chấm dứt ngay cơn đau bệnh gút nhờ tía tô 3525
- 11/10/2017 Thay vì hạn chế trứng, đường là thực phẩm bạn nên tránh xa 4029
- 07/08/2017 [ Bệnh văn phòng ] Bài bài tập giảm đau lưng cho dân văn phòng 4065
- 28/09/2016 Bạn có đang tàn phá cơ thể bằng những thói quen xấu 2472
- 27/09/2016 Món ăn chống lại đau nhức toàn thân hiệu quả từ dân gian 2507