[Bệnh văn phòng] Lý giải nguyên nhân và cách giải tỏa stress cho dân văn phòng
[Bệnh văn phòng] Lý giải nguyên nhân và cách giải tỏa stress cho dân văn phòng, 512, Minh Nhật, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 11/08/2017 13:48:02Stress nỗi ám ảnh của dân văn phòng
Chị Ngân nhân viên văn phòng chia sẻ: “Trước đây khi chưa mang bầu, chị ăn ngủ tốt lắm, chỉ đặt mình 5 phút là chị ngủ được ngay, lúc đấy chẳng phải suy nghĩ gì, tâm trạng thoải mái, chồng chăm nữa nên lúc ấy chị béo lắm. Nhưng từ khi mang bầu được 2 tháng chẳng hiểu sao đêm nào cũng thức đến 2 3 giờ sáng mới ngủ được em ạ, sáng dậy lại phải đi làm, đến công ty trong tình trạng mệt mỏi, đầu óc quay cuồng, cảm thấy stress kinh khủng. Lúc đấy chị định xin nghỉ nhưng mấy chị đồng nghiệp động viên nhiều nên lại cố gắng. Đúng là ác mộng mà đến giờ chị vẫn bị ám ảnh, chỉ sợ bị lại thôi.”
“Chúng tôi yêu nhau 3 năm mới cưới, tình yêu và sự đủ đầy về vật chất của chúng tôi khiến cho nhiều người ước ao. Anh ấy là một người thành đạt với vị trí Phó tổng giám đốc khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhưng có ai biết rằng đằng sau vinh quang ấy, anh ấy phải phấn đấu đến miệt mài, và thậm chí giờ đây anh luôn phải sống trong những tính toán của công việc và cả sự cạnh tranh trong thị trường ác nghiệt. Tôi cũng không thể trách anh sau giờ làm, anh mệt mỏi và ngủ ngay sau bản tin thị trường buổi tối nhưng lại đột nhiên mất ngủ nửa đêm trằn trọc hoặc thức giấc khi trời còn chưa sáng. Còn chuyện ấy của chúng tôi chỉ diễn ra 1 lần/1 tuần hoặc đôi khi đến 2 tuần. Không hiểu sao cứ vậy theo thời gian giờ đến cả tôi cũng không còn ham muốn, tôi khó đạt được toại nguyện mỗi lần làm chuyện ấy với chồng.” Đó là chia sẻ trên một góc tâm sự của chị N.P.Lan về cuộc sống hôn nhân của mình.
Sau đây là nội dung hữu ích về Lý giải nguyên nhân và cách giải tỏa stress cho dân văn phòng được tổng hợp từ nhiều nguồn
Lý giải nguyên nhân gây stress cho nhân viên văn phòng
“Tôi có quá nhiều việc phải giải quyết”
Ngoài thời gian làm việc tại văn phòng với hàng tá công việc phải giải quyết. Về đến nhà bạn vẫn phải tiếp tục làm việc mà hầu như không bao giờ bạn thấy hết việc. Một phần do sự sắp xếp các công việc còn thiếu khoa học, một phần do những yêu cầu quá cao từ sếp. Nhiều nhân viên cho rằng sếp của họ giao quá nhiều công việc và họ không thể mở lời từ chối.
“Công việc nhạt nhẽo và chán ngắt”
Liên tục 8 giờ đồng hồ ngồi văn phòng, đối diện với máy tính. Thế nhưng công việc cứ lặp đi lặp lại: chuẩn bị hồ sơ, check mail, trả lời thắc mắc, in ấn, lên kế hoạch…Nhiều lúc khiến các nhân viên kiệt sức khi cứ phải luẩn quẩn với một số công việc nhất định không có sự thay đổi nào về tính chất trong suốt một thời gian dài
“Tôi không đủ thời gian”
Càng bị sức ép về thời gian thì bạn càng bị stress. Vì thế, trong nhiều công việc khẩn cấp, hãy chọn việc nào cần ưu tiên nhất để giải quyết trước. Chấp nhận từ bỏ một số công việc chưa thật cấp bách. Đừng lấy thêm thời gian ngoài giờ của mình để phục vụ cho công việc. Nó không giúp bạn hết việc mà chỉ làm bạn mất luôn cả thời gian chăm sóc bản thân.
“Bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh”
Cảm giác điện thoại công ty không ngừng reo, đồng nghiệp thảo luận, tiếng ồn từ môi trường trong khi bạn đang lo lắng và cố gắng tập trung vào công việc của mình sẽ khiến bạn dễ bực tức và cáu kỉnh.
Những dấu hiệu bạn đang bị stress nặng
1. Cơ thể dễ bị mệt
Sự căng thẳng về tinh thần để đối phó với mức độ căng thẳng cao gây áp lực lên cơ thể bạn, và chỉ vài ngày căng thẳng mãn tính là đủ để gây ra hiện tượng mệt mỏi. Nghĩ nhiều, ngủ ít, suy nghĩ tiêu cực và lười ăn thường xảy ra đồng thời khiến hiện tượng mệt mỏi trở nên trầm trọng hơn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người ngủ ít kém tập trung và dễ mệt mỏi hơn vào ban ngày so với người có giấc ngủ kéo dài, hoặc cũng có thể bạn đang ôm đồm quá nhiều việc.
Nếu bạn nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu như trên, bạn nên dừng lại và đánh giá mức độ căng thẳng của mình. Lắng nghe cơ thể nói và nhớ rằng không có gì phải xấu hổ khi đến gặp các bác sĩ tâm lí hay nhờ đến sự trợ giúp nếu bạn cảm thấy cuộc sống đang bị dồn nén quá mức.
2. Khó ngủ
Nếu bạn thấy khó ngủ hoặc khó ngủ sâu giấc, điều này là dấu hiệu cho thấy bạn đang có quá nhiều suy nghĩ. Một vấn đề khác của giấc ngủ liên quan đến stress đó là khuynh hướng người ngủ thường thức dậy vài giờ trước khi chuông đồng hồ kêu và không thể ngủ lại được nữa. Những giấc mơ xấu, đặc biệt là giấc mơ về việc bạn đang cố gắng hoàn thành một nhiệm vụ nhưng gặp nhiều trở ngại, là dấu hiệu điển hình của sự căng thẳng.
3. Cảm giác thèm ăn liên tục hay đổi
Đôi khi bị stress, bạn cảm thấy mình không hề muốn ăn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, vào những dịp khác, cảm giác bị ngợp lại dẫn đến việc bạn có nhu cầu lớn với những thực phẩm có được hoặc chất béo như bánh ngọt và pizza. Một số người sẽ dao động giữa hai thái cực này. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Psychoneuroendocrinology cho thấy phụ nữ khi lo lắng có nhiều khả năng tăng mức tiêu thụ các loại thực phẩm ngọt.
4. Dễ nổi nóng
Khi bạn đang căng thẳng, bạn có thể cảm thấy như thể mình luôn dễ dàng bùng cháy bởi mọi việc xung quanh, từ một nhận xét thiếu khách quan đến một thất vọng nhỏ trong công việc đều có thể làm bạn muốn nổi khùng lên. Nếu bạn nhận thấy mình dễ dàng rơi vào một cuộc tranh cãi hay sẵn sàng cáu gắt khi bị ùn tắc giao thông thì rất có khả năng cao bạn đang bị stress.
5. Di chuyển nhanh
Mặc dù căng thẳng có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, sự kích động mà nó mang lại thường khiến cơn giận của bạn bùng phát nhanh nhưng một trong các dấu hiệu tiềm ẩn của nó còn là bạn đi bộ nhanh hơn bình thường, ngay cả khi bạn không có bất kì cuộc hẹn nào gấp gáp. Các dấu hiệu khác của stress mà bạn có thể không để ý tới đôi chân bạn có cảm giác sốt ruột không rõ lý do, bạn gõ tay thường xuyên lên mặt bàn, xé nhỏ các tờ giấy và cắn bút.
6. Không thể tập trung
Đây là một trong những dấu hiệu rõ nhất của stress. Khi bạn bị căng thẳng, dường như mọi thứ đều đang “đánh nhau” để thu hút sự chú ý của bạn. Điều này khiến bạn lo lắng, hoảng loạn hơn và càng khó tập trung hơn. Kết quả là, bạn thấy mình gần như không thể hoàn thành bất kì công việc nào dù là nhỏ nhất, thậm chí mất khả năng lưu giữ thông tin mà bạn vừa nghe hoặc đọc được.
Stress tác động xấu đến các cơ quan trong cơ thể
- Hệ tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, trầm cảm…
- Hệ tuần hoàn: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp trống ngực…
- Hệ tiêu hoá: viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hoá, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu…
- Hệ sinh sản: giảm ham muốn sinh lý, di tinh, mộng tinh, lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt…
- Hệ nội tiết: rối loạn nội tiết tố
- Hệ cơ xương khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau xương khớp, kiến bò ở tay, nóng mắt, chuột rút, run rẩy…
- Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ cảm lạnh, hay di tinh…
Có đến rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến stress, nhưng chủ yếu là những biểu hiện dưới đây:
- Đau đầu thường xuyên, đau mỏi hàm
- Hay nghiến răng
- Run: tay, chân, môi
- Đau cổ lưng, co cứng cơ
- Chóng mặt, hoa mắt
- Ù tai
- Ra mồ hôi thường xuyên
- Lạnh bàn chân bàn tay
- Miệng khô, nuốt khó
- Thường xuyên bị dị ứng
- Đau vùng ngực, thượng vị, buồn nôn
- Đầy bụng, ợ hơi
- Táo bón, tiêu chảy, mất tự chủ
- Khó thở, hay thở dài, thở gấp, thở ngắn
- Hay hoảng sợ, giật mình
- Đau ngực, hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh
- Tiểu nhiều
- Suy giảm ham muốn và khả năng tình dục
- Căng thẳng, lo lắng, hồi hộp, cảm giác tội lỗi
- Trầm cảm
- Tăng hay giảm ngon miệng
- Mất ngủ, ác mộng
- Kém tập trung
- Khó khăn trong tiếp thu
- Hay quên, không có trật tự, thường xuyên nhầm lẫn
- Luôn khó khăn trong việc đưa ra quyết định
- Cảm giác quá tải, nặng nề
- Hay khóc thầm và có ý nghĩ tự sát
- Cảm giác cô đơn hay vô dụng
- Bồn chồn
- Phản ứng thái quá trước chỉ trích nhỏ
- Giảm hiệu suất lao động
- Nói nhanh, lầm bầm
- Ít chia sẻ, giao lưu
- Tách rời khỏi xã hội, không thích đám đông
- Mệt mỏi thường xuyên
- Tăng hay giảm cân không rõ nguyên nhân
- Gia tăng hút thuốc, uống rượu hay sử dụng ma tuý
Phương cách hóa giải stress
Hóa giải stress với 4 A: Avoid (tránh), Alter (thay đổi), Accept (chấp nhận), Adapt (thích nghi).
1. AVOID (Tránh):
Tránh voi không xấu mặt nào, dù không phải tình huống nào cũng tránh được, nhưng hãy tránh lâm vào các tình huống gây stress chừng nào bạn có thể. Tránh xa những người dễ gây phiền phức cho mình.
Tránh các tình huống dễ gây căng thẳng bằng cách:
Xây dựng kế hoạch làm việc để hạn chế các việc gấp, các bất ngờ hay sự cố, tìm các giải pháp thay thế an toàn.
Tránh ôm đồm công việc, ưu tiên làm những việc quan trọng thay vì cố gắng làm tất cả mọi việc
2. ALTER (Thay đổi)
Thay đổi suy nghĩ của bản thân, thành lối suy nghĩ tích cực hơn.
Thay đổi lối sống, hãy yêu quý và chăm sóc bản thân về tình cảm và thể chất khi đối mặt với tình huống căng thẳng. Điều chỉnh lại sinh hoạt hàng ngày để cơ thể có cơ hội thư giãn: ngủ đủ, ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên kết hợp các hình thức giải trí lành mạnh. Thay vì chỉ lập kế hoạch làm việc, thì hãy lập kế hoạch cho nghỉ ngơi.
3. ACCEPT (Chấp nhận)
Bạn đừng mong thay đổi được mọi thứ hoặc bắt mọi thứ theo ý muốn của mình mà hãy học cách chấp nhận, biến một nghịch cảnh thành quà tặng hoặc một cơ hội hài hước thú vị mà bạn sẽ học được điều gì đó.
4. ADAPT (Thích ứng)
Nghĩ rằng bạn không thể đối phó là một trong những yếu tố gây stress nhất. Đó là lý do tại sao “Thích ứng” – thường liên quan đến việc thay đổi những tiêu chuẩn hoặc mong đợi của bạn – có thể hữu ích trong việc đối phó với sự căng thẳng.
Điều chỉnh tiêu chuẩn của bạn: Thông thường stress bắt nguồn từ những suy nghĩ ban đầu rằng “mình bắt buộc phải làm tốt công việc này”. Các nhà nghiên cứu cho rằng từ “phải” chính là nguồn gốc để stress sinh ra và phát triển. Thực tế thì để hoàn thành tốt mọi công việc không phải lúc nào cũng dễ dàng, do vậy hãy tạo cho mình cảm giác thoải mái hơn với suy nghĩ “mình hãy cố gắng”. Xác định lại sự thành công và ngừng phấn đấu cho sự hoàn hảo, và bạn vẫn có thể vận hành dù có chút ít cảm giác tội lỗi và thất vọng.
Điều chỉnh lại vấn đề, ví dụ, thay vì cảm giác thất vọng vì phải ở nhà với một đứa trẻ bị ốm, hãy nhìn nó như một cơ hội để thư giãn, làm việc nhà.
Cùng một vấn đề nhưng có thể sẽ là stress đối với người này nhưng không phải là với người khác. Mức stress sẽ càng nghiêm trọng nếu ước muốn, tham vọng của chúng ta càng cao so với hiện thực. Nhưng cuối cùng bạn sẽ thấy một chân lý: bạn trần truồng đến thế giới này, rồi cũng sẽ ra đi trần truồng như vậy, bỏ lại phía sau tất cả. Do đó, chúng ta lại càng không có lý do gì để quá khổ sở vì những ham muốn đó.
Xem thêm nhiều bài viết hữu ích về bệnh của dân văn phòng tại chuyên mục Bệnh Văn Phòng - SucKhoeNhanh.com
Tìm mua thực phẩm chức năng chất lượng tại chuyên trang Mua Bán Thực Phẩm Chức Năng - MuaBanNhanh.com
Xem thêm các bệnh văn phòng khác
[Bệnh văn phòng] Lý giải nguyên nhân và cách giải tỏa stress cho dân văn phòng
[Bệnh văn phòng] - Cách giảm mỡ bụng, béo bụng cho dân văn phòng
[Bệnh văn phòng] Dân văn phòng đừng xem nhẹ dấu hiệu của bệnh khô mắt
[ Bệnh Văn Phòng ] - Dân văn phòng rất dễ mắc bệnh trĩ
[ Bệnh văn phòng ] Bài bài tập giảm đau lưng cho dân văn phòng
[Bệnh văn phòng] Lý giải nguyên nhân và cách giải tỏa stress cho dân văn phòng Blog sức khỏe, Cảnh báo sức khỏe, Stress, Bệnh Văn Phòng
Các bài viết liên quan đến [Bệnh văn phòng] Lý giải nguyên nhân và cách giải tỏa stress cho dân văn phòng, Blog sức khỏe, Cảnh báo sức khỏe, Stress, Bệnh Văn Phòng
- 16/01/2023 Dấu hiệu ngộ độc rượu cần cấp cứu ngay 852
- 12/10/2021 Đám hiếu là gì? Sức khỏe nhanh tư vấn đi viếng đám hiếu nên mang gì, trang phục thế nào 1948
- 08/10/2021 Sức khỏe nhanh chia sẽ địa chỉ mua phôi nấm bào ngư xám ở TPHCM 1453