Ngăn chặn những loại cảm xúc làm tăng 750% nguy cơ đau tim ngay bây giờ
Ngăn chặn những loại cảm xúc làm tăng 750% nguy cơ đau tim ngay bây giờ, 223, Phương Thảo, Cẩm Nang Sức Khỏe
, 10/10/2016 18:04:28Một nghiên cứu mới cho thấy, nguy cơ gặp cơn đau tim tăng ít nhất 8.5 lần trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi trải qua những cảm xúc tức giận và lo âu mãnh liệt. Vì vậy để tránh tình trạng mắc phải cơn đau tim không mong muốn, tôi khuyên bạn nên tránh xa và kiềm chế cuộc sống của mình trải qua những cảm xúc ấy để không gây ảnh hường đến sức khỏe của chúng ta.
Chia sẻ của một số bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về nguyên nhân dẫn đến cơn đau tim:
Chị Hà Thu chia sẻ: "Tôi đang chăm sóc cha mình sau cơn đau tim, vì cãi nhau với gia đình cùng những xung đột với người nhà mà cơn tức giận kéo đến khiến cha tôi không kiềm chế được cảm xúc của mình và dẫn đến đau tim đột ngột. Thật sự cả gia đình rất hoảng sợ vì điều này."
Anh Tuấn cho biết: "Tôi mắc phải bệnh tim từ khá lâu nhưng luôn được theo dõi và chữa trị dưới sự hướng dẫn của bạn sĩ, nhưng trong thời gian gần đây do sự bất ổn trong công việc khiến tôi khá lo lắng cho công ty của mình. Một lần làm việc với đối tác không thafnhc ông và gây nhiều trở ngại khiến tôi khá tức giận. Cơn đau tim lúc này kéo đến khiến tôi không trụ được và được mọi người đưa đến bệnh viện ngay sau đó."
Qua bài viết “Loại cảm xúc làm tăng 750% nguy cơ đau tim” trên trang Tamlyconnguoi cho chúng ta biết những kiến thức:
- Lo âu:
Nghiên cứu phát hiện rằng riêng tác động của cơn lo âu có thể làm tăng nguy cơ gặp phải cơn đau tim lên tới 9.5 lần.
Lo âu là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau tim
Người đứng đầu nghiên cứu, TS Thomas Buckley, cho biết:
“Phát hiện của chúng tôi xác nhận những gì đã được biết trong những nghiên cứu trước đây cùng những bằng chứng thông thường trong đời sống – các giai đoạn giận dữ mãnh liệt có thể là tác nhân kích hoạt cơn đau tim.
Dữ liệu còn cho thấy các giai đoạn lo âu cũng có thể khiến bạn tăng nguy cơ gặp cơn đâu tim.
Mức độ lo âu cao có liên hệ đến nguy cơ kích hoạt cơn đau tim trong 2 tiếng đồng hồ sau cơn lo âu lên tới 9.5 lần.
- Tức giận:
Tức giận mãnh liệt được kể đến trong nghiên cứu khi đạt mức điểm 5 trên thang từ 1 đến 7.
Mức điểm 5 phản ánh việc “rất giận dữ, căng thẳng cơ thể, nắm tay hay nghiến răng, sẵn sàng bùng nổ”, trong khi điểm 7 là “nổi đóa, mất kiểm soát, ném đồ vật”.
Thường xuyên tức giận khiến bạn dễ mắc phải bệnh tim và xảy ra cơn đau tim đột ngột
Buckley chia sẻ:
“Các yếu tố kích hoạt những cơn bùng phát giận dữ mãnh liệt có mối liên hệ với việc tranh cãi với thành viên trong gia đình (29%), tranh luận với người khác (42%), tức giận trong công việc (14%) và điều khiển phương tiện giao thông (14%).
Dữ liệu cho thấy, nguy cơ gặp cơn đau tim cao không nhất thiết chỉ xảy ra ngay khi bạn tức giận – nó có thể diễn ra trong vòng 2 tiếng đồng hồ sau cơn bùng phát.”
Mức độ nguy cơ cao đi sau cơn giận dữ hay lo âu mãnh liệt có thể chủ yếu đến từ việc gia tăng nhịp tim, huyết áp, hẹp mạch máu và ngưng tụ máu, tất cả các triệu chứng này đều liên hệ đến việc kích hoạt các cơn đau tim.”
Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 313 bệnh nhân gặp phải các cơn đau tim về bất kỳ những cảm xúc mãnh liệt nào mà họ đã gặp trong vòng hai ngày trước.
Buckley cũng cảnh báo rằng nguy cơ tuyệt đối của việc bị đau tim từ cảm xúc mãnh liệt lại khá thấp:
“Mặc dù các trường hợp gặp cơn đau tim do giận dữ kích hoạt chỉ vào khoảng 2% trên tổng mẫu, những người này lại có nguy cơ đau tim trong vòng 2 giờ sau giai đoạn cảm xúc cao hơn 8.5 lần.
Vậy cho dù nguy cơ tuyệt đối là khá thấp với bất kỳ giai đoạn kích hoạt cơn đau tim nào, dữ liệu này lại cho thấy mối nguy hiểm vẫn có hiện diện.”
Phòng tránh các cảm xúc mãnh liệt
Giáo sư Geoffrey Tofler, đồng chủ nhiệm nghiên cứu, cho rằng việc tránh các cảm xúc mãnh liệt đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ gặp cơn đau tim:
“Các tiếp cận phòng tránh có thể bao gồm các khóa huấn luyện giảm thiểu stress nhằm làm giảm mức độ và tần suất các giai đoạn giận dữ, hoặc giúp tránh các hoạt động dẫn tới những phản ứng mãnh liệt như trên, ví dụ, tránh né việc đối đầu một cách giận dữ hoặc hoạt động gây lo âu trầm trọng.
Thêm vào đó, việc nâng cao sức khỏe tổng quát bằng cách tối giản những nhân tố nguy cơ khác, như cao huyết áp, cholesterol cao hay hút thuốc cũng góp phần hạ thấp nguy cơ”
Hạn chế những loại cảm xúc không tốt giúp bạn hạn chế nguy cơ đau tim
Những loại cảm xúc trên có thể nói xảy ra ở bất cứ ai, thế nhưng nếu bạn đã có những dấu hiệu cũng như lịch sử về bệnh tim thì điều chúng tôi khuyên bạn nên loại bỏ chúng ta khỏi cuộc sống hằng ngày của bạn vì nếu bạn tiếp tục với những cảm xúc ấy hậu quả bạn sẽ nhận phải là cơn đau tim đột ngột xảy đến gây nguy cơ tử vong đến bạn rất cao.
Bạn đang mắc phải bệnh tim mạch? Bạn lo sợ những cơn đau tim kéo đến đột ngột? Bạn biết gì về những cảm xúc khiến cơn đau tim dễ kéo đến? Hãy cho chúng tôi biết cách bạn kiềm chế cảm xúc cũng như việc bạn hạn chế cơn đau tim như thế nào nhé. Chia sẻ để mọi người có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe của mình và người nhà mình tốt hơn nào.
Ngăn chặn những loại cảm xúc làm tăng 750% nguy cơ đau tim ngay bây giờ Tim mạch
Các bài viết liên quan đến Ngăn chặn những loại cảm xúc làm tăng 750% nguy cơ đau tim ngay bây giờ, Tim mạch
- 01/02/2018 Bác sĩ Nhật chia sẻ cách "tắm sạch" huyết quản, phòng tai biến 4370
- 29/05/2017 Bệnh kawasaki là gì? 4597
- 29/05/2017 Bệnh kawasaki có tái phát không? 13323
- 29/05/2017 Bệnh Kawasaki có lây không? 7123
- 06/10/2016 Dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc phải bệnh suy giãm tĩnh mạch chân 1852
- 06/10/2016 Phương pháp ngăn ngừa bệnh suy giãm tĩnh mạch chân đến với bạn 2034
- 07/10/2016 Thông tin về bệnh hở van tim 3 lá mà các bạn bắt buộc phải biết 2086
- 06/10/2016 Nguy cơ bạn đang mắc bệnh hẹp hai van lá qua những dấu hiệu 1663